Hiển thị các bài đăng có nhãn Bí ẩn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bí ẩn. Hiển thị tất cả bài đăng

Sửng sốt chuyện cậu bé 2 tuổi nhớ về kiếp trước

Trong câu chuyện của James Leininger, rất nhiều yếu tố kỳ quặc phát sinh nhưng chẳng một ai, kể cả các chuyên gia có thể tìm ra một điểm dối trá nào trong đó.
Đây là một trường hợp hiếm hoi về một cậu bé người Mỹ đã làm tốn biết bao giấy mực của các học giả và giới truyền thông. Thông thường, những gia đình phương Tây sẽ không tin vào những câu chuyện loại này mà họ sẽ ngay lập tức đưa người thân đến gặp các bác sĩ tư vấn.
Trong câu chuyện của James Leininger, rất nhiều yếu tố kỳ quặc phát sinh nhưng chẳng một ai, kể cả các chuyên gia có thể tìm ra một điểm dối trá nào trong đó.
Câu chuyện của bé James Leininger – Linh hồn sống sót
Năm đó, khi James Leininger vẫn chưa tròn 2 tuổi, những cơn ác mộng tồi tệ đã bắt đầu xảy ra. Những tiếng thét của James khiến bố mẹ cậu cực kỳ hoảng sợ. Khi họ đến bên cạnh thì đều sẽ thấy cảnh James đang đá chân, đấm tay vào không khí – như thể đang cố gắng trốn thoát khỏi một cái hộp tưởng tượng. Thậm chí cậu bé còn hét lên những từ ngữ ngắt quãng mà bố mẹ không thể hiểu được.
Đôi lúc, người mẹ còn nghe thấy từ miệng con trai mình những câu nói kì lạ: “Máy bay rơi. Cháy rồi! Người đàn ông trẻ không thể trốn thoát!”
James vẫn thường chơi máy bay đồ chơi nhưng chưa bao giờ mơ thấy chúng bị rơi hay cháy nổ. Cậu bé còn chưa bao giờ xem những bộ phim chiến tranh trên TV hay ở rạp chiếu bóng. Những điều bất thường này khiến bố mẹ cậu hết sức bối rối. Những cơn ác mộng có vẻ như bắt đầu từ sau khi James được bố đưa tới một bảo tàng máy bay ở Dallas, nơi trưng bày những chiếc máy bay thời chiến, khi ấy cậu bé mới 18 tháng tuổi. Nhưng tại sao?
Niềm đam mê với máy bay lớn dần, cũng là lúc những cơn ác mộng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Bố mẹ James đã mua cho cậu bé rất nhiều loại máy bay, đủ kiểu dáng, kích cỡ khác nhau với hi vọng con mình chơi nhiều sẽ…nhanh chán.
Họ để ý rằng, khi đến gần chiếc máy bay đồ chơi có chỗ ngồi, cậu bé thường đi một vòng xung quanh để kiểm tra trước khi ngồi vào bên trong – giống như một phi công thực thụ.
James giống như một phi công thực thụ – kiểm tra một vòng trước khi lên máy bay
Một lần, mẹ cậu bé đưa cho con trai chiếc máy bay ở dưới bụng có một thứ giống như là trái bom. Khi bà chỉ cho cậu bé xem thì nga lập tức James đã "chỉnh" mẹ và nói đó là “drop tank” – thùng chứa xăng phụ, có thể thả rơi khi cần thiết.
Bà Andrea Leininger, mẹ của James Leininger cho biết: “Tôi chưa bao giờ nghe nói đến “drop tank”…Tôi chẳng biết nó là thứ gì cả.”
Khi James được hơn 3 tuổi, bố mẹ đã quyết định đưa cậu bé đến gặp một bác sĩ chuyên trị liệu các vấn đề gặp phải ở trẻ em. Gần như ngay lập tức, những cơn ác mộng đã giảm thiểu rõ rệt. James được khuyến khích kể lại những điều mà cậu bé nhớ được ngay trước giờ đi ngủ, khi được thư giãn và buồn ngủ. Chính từ lúc đó, những câu chuyện gây ngạc nhiên của cậu bé bắt đầu được tiết lộ.
Trong số tất cả những điều mà James kể lại với bố mẹ mình thì cậu bé có nói mình là một phi công và đã từng lái chiếc máy bay Corsair (một loại máy bay tiêm kích). Theo lời kể của James: “Bánh xe loại máy bay này rất hay bị xẹp”. Cậu bé còn nhắc đến chuyện từng bị chỉ định chuyển lên con tàu có tên là “Natoma” và sau đó đã bị bắn rơi bởi quân Nhật Bản trong trận chiến ở Iwo Jima! James thậm chí còn nhắc đến một người bạn trong quân ngũ tên là Jack Larson.
Chiếc máy bay Corsair và con tàu tên Natoma
Tất cả những chuyện này quá sức khó hiểu với bố mẹ James, nên họ đã quyết định tìm hiểu xem liệu có cơ sở thực tế nào không. Gần như ngay lập tức, bố của James, ông Bruce đã phát hiện ra, Corsair chính xác là một loại máy bay được sử dụng trên biển Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ II và rằng, nó thực sự đã từng bị nổ lốp nếu hạ cánh khó khăn. Sau đó, ông còn tìm thấy ghi chép về một tàu chở máy bay loại nhỏ hoạt động trong trận chiến ở Iwo Jima có tên là “Vịnh Natoma”. Nhưng điều đáng chú ý nhất ở đây là thực sự có một phi công tên là Jack Larson đã từng phục vụ trên vịnh Natoma. Và thực ra thì Larson vẫn còn sống ở gần Arkansas.
Trong khoảng thời gian này, James bắt đầu vẽ tranh về chiếc máy bay của mình và khi nó bị bắn rơi. Sự thật là việc này dường như đã giúp cậu bé thoát khỏi những cơn ác mộng khủng khiếp.
Bruce nhanh chóng liên lạc với Jack Larson và được biết rằng người phi công duy nhất bị bắn rơi trong phi hành đoàn vịnh Natoma có tên là James M.Huston Jr., bị bắn trực diện và rơi xuống như một quả cầu lửa. Bruce cho biết đó là lúc ông tin rằng con trai mình thực sự có “kiếp trước” và đó không ai khác, chính là James M. Huston Jr.
“Cậu ấy quay trở lại bởi vì cậu ấy có một việc nào đó chưa kịp hoàn thành.”
Gia đình Leiningers đã viết một bức thư cho chị gái của Huston, Anne Barron, về cậu con trai bé nhỏ của họ. Và bây giờ thì bà Anne cũng đã tin vào câu chuyện này. Có tổng cộng hơn 50 mẩu kí ức khác nhau đã được xác thực.
“Đứa bé đã thuyết phục tất cả với những điều mà một đứa trẻ không tài nào có thể biết được”. Walden Welch là một nhà chiêm tinh học, người đã kiểm tra lá số tử vi của cả cậu bé James Leininger và người phi công đã thiệt mạng trong Thế chiến II – James M.
Huston Jr. Welch cũng là một người tin vào sự thuyết luân hồi và ông chú ý đến những sự sắp đặt bất thường xảy ra giữa những linh hồn tái sinh. Tuy nhiên, ông cũng nhắc lại rất nhiều trường hợp lừa đảo và tỏ ra vô cùng mệt mỏi khi dính dáng đến vụ việc này. Do nhận được yêu cầu từ một người bạn là Giám đốc sự kiện của A.R.E (thường được biết đến là Quỹ Edgar Cayce, ông đã đồng ý nhận lời điều tra.
“Walden, anh đã bao giờ nghe kể về chuyện một cậu bé nhớ lại kiếp trước của mình là một phi công và bị bắt chết bởi quân đội Nhật trong Thế chiến II hay chưa? Bố mẹ cậu bé đã viết thư nhờ tôi hỏi xem liệu anh có thể nghiên cứu lá số tử vi của cậu bé và đưa ra những nhận xét chuyên môn của mình về những điều mà anh tìm thấy liên quan đến chuyện này…
Theo suy nghĩ của anh thì người tên là James Huston với cậu bé James Leinginger này là một hay chỉ giống nhau mà thôi? Cậu bé sinh ra vào lúc 6h chiều, thứ 6 ngày 10/4/1998, ở San Mateo, California, Mỹ. Còn viên phi công được cho là sinh ngày 22/10/1923 ở South Bend, Indiana, không rõ giờ sinh. Gia đình này mong muốn được nghe những đánh giá về mặt chiêm tinh của anh liên quan đến vấn đề này và tôi sẽ gửi lại cho họ bất kỳ điều gì anh nói nếu anh quan tâm.”
Walden đã quá quen với những bài viết về sự luân hồi và chiêm tinh học của nhà tâm linh tài ba nhất nước Mỹ – Edgar Cayce. Mặc dù ông chỉ là nhà tiên tri chứ không phải nhà chiêm tinh học nhưng Cayce đã soạn ra rất nhiều tài liệu có nhắc đến chiêm tinh học.
“Cayce nói rằng, vị trí của cung mọc (Cung Mặt Trời) ở kiếp trước thường sẽ là vị trí của cung lặn (Cung Mặt Trăng) ở kiếp sau và ngược lại. Đây là mẫu sơ đồ chiêm tinh điển hình của một người nếu họ chết trước khi hoàn thành một “kiếp” thường là những cái chết do tai nạn. Mặt khác, với những “kiếp sống hoàn chỉnh”, khi cái chết về thể xác xảy ra, thì những vị trí của cung mọc và cung lặn được tái hiện y nguyên ở kiếp sau.
Điều này nghe có vẻ khó hiểu nhưng trên thực tế, quá trình này diễn ra rất đơn giản, thực sự rất đơn giản. Tuy vậy, tôi không thể không nghi ngờ về tính đúng đắn của nghiên cứu này, không biết liệu nó có còn đúng nữa hay không. Có thể ví mẫu sơ đồ chiêm tinh như một vết mực đổ trên giấy, bị thấm từ mặt này qua mặt khác, giống như một tấm gương tự phản chiếu chính mình.” – Walden Welch
Sơ đồ chiêm tinh của James Huston (trên và James Leininger (dưới)
Walden đã tính toán dữ liệu ngày sinh của James Huston. “Mặt trời” của viên phi công nằm ở cung Thiên Bình, còn “Mặt trăng” ở vị trí cung Bạch Dương. Tiếp theo, ông tính toán đến dữ liệu về cậu bé James, và đặt hai sơ đồ song song cạnh nhau.
“Hơi lạnh chạy dọc sống lưng tôi, tóc gáy tôi dựng đứng lên. Cậu bé được sinh ra với mặt trời ở cung Bạch Dương và mặt trăng ở cung Thiên Bình, vị trí đối diện chính xác với Huston. Thậm chí, điều đáng ngạc nhiên hơn nữa là vị trí cung mọc và cung lặn của cả hai người đều nằm chính xác ở cùng một tọa độ. Đây chính xác là sơ đồ chiêm tinh mà Cayce nhắc đến về một cuộc sống chưa được kết thúc hoàn chỉnh mà bị cắt ngang bởi một tai nạn bất ngờ. Tôi đã hi vọng về một cái gì đó phức tạp hơn nhiều thế này, nhưng rốt cuộc thì điều đó đã được chứng thực bởi toán học. Hai linh hồn này chính xác là một.”
Theo Hải Yến

Malaysia: Công bố ảnh rồng trắng bị bắn chết

Hình ảnh chân thực về một con rồng đã bị bắn chết hiện đang được đặt trong một ngôi nhà ở Tây Malaysia. Tuy nhiên, thông tin và những bức ảnh một con rồng trắng bị bắn hạ ở nhà một người dân Malaysia vẫn chưa được kiểm chứng là sự thật.
Chủ sở hữu vườn cây ăn quả đang ngủ trong phòng tầng 2 của ngôi nhà bị đánh thức bởi những tiếng thét của thỏ và âm thanh nghe như tiếng gầm kỳ lạ của 1 con hổ. Người chủ sở hữu vườn cây ăn quả tiếp tục nhìn qua cầu thang và thấy một con vật kỳ lạ với hai sừng, một bộ ria mép dài đang hút máu một chú thỏ.
Ông nhanh trí vớ lấy khẩu súng trường tự động và bắn 8 phát súng liên tiếp khiến cho loài động vật kỳ lạ rơi xuống sàn nhà. Sau khi chắc chắn rằng con vật này thực sự đã chết. Ông tới quan sát gần hơn thì mới bị sốc khi phát hiện thấy nó giống như một con rồng với bộ lông trắng mịn.
Con rồng trắng bị bắn hạ ở Malaysia
Ông nói với các phóng viên rằng, "Tôi không nghĩ rằng con vật này là một con rồng trắng. Nó làm tôi vô cùng ngạc nhiên theo tín ngưỡng của người Trung Quốc khi một con rồng vào nhà, nó sẽ mang lại may mắn và sừng có giá trị hàng triệu đô la". Tuy nhiên, ông không có kế hoạch bán bất kỳ phần nào của cơ thể của con rồng này và sẽ bảo vệ xác nó cho công chúng xem.
Theo thông tin từ những người chuyên nghiên cứu về sinh vật huyền bí thì những chú rồng trắng có kích thước nhỏ, có trí nhớ rất tốt và thông minh. Chúng sống trong khí hậu băng giá lạnh lẽo - khu vực Bắc cực là nơi sinh sống của chúng nhưng đôi khi rồng trắng cũng sống tại những ngọn núi rất cao. Chúng thường đi một mình giữa vùng đồng bằng tuyết trắng và hang động, những nơi xa ảnh hưởng các tia nắng của mặt trời là nơi yêu thích của rồng trắng.
Một con rồng trắng có thể được nhận biết bởi đôi móng vuốt của nó, chúng có đôi mắt thông minh mang cái nhìn dữ dội. Bao quanh thân mình là lớp lông trông giống như lông thú, hoặc một số nơi chúng có lớp da bao phủ bởi lông vũ. Bàn chân rộng và móng vuốt sắc nhọn giúp rồng trắng đi bộ trên đỉnh những tảng tuyết. Một hào quang lạnh dường như tỏa ra từ con rồng trắng.
Mới đây, cô bé Katie Real (11 tuổi) cũng đã nhìn thấy một con rồng lửa kỳ lạ trên bầu trời gần khu nhà mình tại Northampton, nước Anh. Đây là những chuyện lạ thách đố các nhà nghiên cứu về sự tồn tại của những sinh vật huyền bí trên thế giới.

Bí ẩn 10 xác ướp cổ nổi tiếng của Việt Nam

“Việc khai quật và nghiên cứu các xác ướp đã khẳng định cách đây nhiều thế kỷ, người Việt Nam đã sở hữu một công nghệ ướp xác mang tầm vóc thế giới...".
Xác ướp có một vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển nền văn hóa của nhân loại bởi chúng thể hiện trình độ phát triển của một nền văn minh, cũng như chứa đựng rất nhiều thông tin có giá trị truyền lại cho hậu thế.
Xác ướp bà phi dòng họ Trịnh
Ngôi mộ chứa xác ướp này bắt đầu được các nhà khảo cổ nghiên cứu từ năm 1957 tại tỉnh Thanh Hóa. Trước đó, mộ đã bị người dân địa phương đào, xác ướp bị đưa ra khỏi quan tài, vùi lấp tạm bợ giữa đồng ba ngày rồi chôn lại trong quan tài ngập nước gần một tháng.
Khi các nhà khảo cổ tiếp cận, xác ướp vẫn còn nguyên vẹn và bốc mùi dầu thơm. Sau đó, xác ướp được tắm lại bằng nước sạch năm lần vẫn không hết mùi thơm. Bộ xiêm y của xác ướp còn rất tốt dù đã bị người đào phá rách.
Bia mộ đề thời gian chôn cất thuộc niên hiệu Vĩnh Trị (1676 – 1680). Quan tài chứa xác ướp được đóng bằng gỗ ngọc am. Những hiện vật còn sót lại là sáu chiếc áo gấm thêu kim tuyến. Xác ướp được các chuyên gia xác định là một bà phi thuộc dòng họ Trịnh.
Điểm đặc biệt của ngôi mộ này là dấu vết của dung dịch bảo quản xác lan tỏa ra ngoài khiến vùng đất quanh mộ nhiễm mùi thơm một thời gian dài mới hết.
Xác ướp vua Lê Dụ Tông
Các chuyên gia xem xét xác ướp vua Lê Dụ Tông.
Mộ vua Lê Dụ Tông được tìm thấy từ năm 1958, tại thôn Bái Trạch, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa. Đến năm 1964, mộ mới được khai quật.
Khi được khai quật, thi hài vua Lê Dụ Tông đã bị đét lại, có màu xám nhạt nhưng sau đó toàn thân chuyển thành màu xám đen. Các khớp xương của nhà vua vẫn còn có thể co duỗi mềm mại và nhiều vùng da thịt vẫn còn đàn hồi. Chất dầu thơm ngấm vào da, và qua da vào các tạng nên sực mùi thơm.
Quan tài của vua Lê Dụ Tông được làm bằng gỗ quý sơn son. Hiện vật gồm chăn bông, vải liệm, áo mặc, giấy bản… đẫm dầu thơm. Những chiếc áo hoàng bào, long bào có thêu nhiều hình rồng năm móng, khăn gấm thêu hình rồng cùng tấm bia đá khắc chữ Lê triều Dụ Tông hoàng đế đã khẳng định thân thế của nhà vua.
Việc tìm thấy xác ướp vua Lê Dụ Tông là một phát hiện chấn động trong ngành khảo cổ và sử học Việt Nam đương thời.
Xác ướp vua Lê Dụ Tông được bảo quản ở tầng hầm Bảo tàng Lịch sử Việt Nam trong 46 năm và được hoàn táng tại tỉnh Thanh hóa vào tháng 1/2010.
Xác ướp bà Phạm Thị Đằng
Ngôi mộ chứa xác ướp nằm ở một gò đất của thôn Vân Cát, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Cuộc khai quật diễn ra trong tháng 11/1968.
Ngôi mộ cổ này xây theo kiểu trong quan ngoài quách, được bảo vệ một cách rất chắc chắn và bí mật. Bên ngoài quan tài là lớp quách dày gần 30cm, được đổ bằng 13 mẻ hợp chất cứng, bền, rất khó phá. Quan tài dày gần 10cm, bằng gỗ ngọc am và gỗ lim ghép lại với nhau.
Tình trạng của xác ướp trong mộ khá hoàn hảo. Đó là người phụ nữ khoảng 60 tuổi, tóc dài chớm hoa râm, làn da toàn thân vẫn trắng mịn, mềm mại, các khớp chân, tay có thể co duỗi dễ dàng. Xác ướp của hốc mắt vẫn còn rõ lòng đen, trắng, hai hàm răng nhuộm đen cũng chưa rụng chiếc nào...
Xác ướp được mặc 35 chiếc áo thụng bằng gấm, lụa, 18 chiếc váy vải, lụa. Các hiện vật khác gồm hàng chục chiếc gối chèn lớn nhỏ, quạt nan giấy, túi trầu bằng gấm thêu với 10 miếng trầu đã têm và 10 miếng cau tươi, túi gấm đựng thuốc lào, khăn lau miệng bằng lụa, mũ lụa.
Chuỗi hạt trong mộ bà Phạm Thị Đằng.
Điều đặc biệt là trên ngực xác ướp còn được đặt một chuồi tràng hạt kết bằng 101 hạt gỗ đen, và một túi gấm đựng hai quyển Đại tạng kinh và Tu tinh thổ tiệp kinh.
Về sau, xác ướp được xác định là bà Phạm Thị Đằng, phu nhân của quan thượng phụ Đặng Đình Tướng (1649 - 1735).
Xác ướp bà Bùi Thị Khang
Mộ bà Bùi Thị Khang bị bom Mĩ quật lên vào năm 1971 tại gò Lăng Dứa, xã Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Tây. Cũng như Phạm Thị Đằng, bà Bùi Thị Khang cũng là phu nhân của quan thượng phụ Đặng Đình Tướng.
Thân thế của bà được xác định qua tấm minh tinh (tấm vải rất dài viết chữ Hán cho biết thân phận của người chết) trong quan tài.
Mộ bà Bùi Thị Khang cũng có cấu trúc tương tự mộ bà Phạm Thị Đằng, nhưng xác ướp của bà không được bảo quản tốt bằng, nguyên nhân do nấm mộ của bà Khang bị bom đạn làm nứt vỏ quách.
Những đồ vật táng theo bà Bùi Thị Khang cũng ít hơn bà Đằng, chứng tỏ bà mất lúc Đặng Đình Tướng chưa làm quan lớn. Còn bà Đằng mất vào lúc phu quân của mình đã công thành danh toại lẫy lừng.
Dù bị tổn hại và không có nhiều hiện vật, mộ bà Bùi Thị Khang chính là chìa khóa để giải mả những uẩn khúc xung quanh mộ bà Phạm Thị Đằng, ngôi mộ có xác ướp được bảo toàn hoàn hảo cùng hệ thống hiện vật phong phú.
Xác ướp Đại Tư đồ Nguyễn Bá Khanh
Ngôi mộ cổ được phát hiện vào cuối năm 1982, ở xã An Vĩ, huyện Khoái Châu, tỉnh Hải Dương. Dân làng phát hiện ra ngôi mộ này khi đào mương thoát nước và đã tự ý bật nắp ngôi mộ mà không thông báo cho chính quyền địa phương.
Khi các nhà khảo cổ tiếp cận hiện trường, xác ướp trong ngôi ngôi mộ đã bị oxy hóa, bốc mùi hôi thối.
Ngôi mộ này được xây theo kiểu trong quan ngoài quách, với lớp quách là hợp chất được làm từ vỏ sò đốt cháy trộn với mật đường và xơ giấy bản, quan tài làm bằng gỗ ngọc am.
Xác ướp được mặc 12 lớp áo, để bên ngoài 20 bộ. Số vải dùng để khâm liệm là 500m2. Các hiện vật khác gồm một hộp đựng dầu bằng gỗ và một cái quạt. Tấm minh tinh với 72 chữ có ghi chức danh mạ vàng vẫn còn nguyên.
Danh tính của xác ướp được xác định là Đại Tư đồ, quan Thái giám Nguyễn Bá Khanh mất vào thế kỷ 18, thọ 64 tuổi.
Ngôi mộ này đã làm sáng tỏ nhiều phương diện về phong tục tập quán, nghề cổ truyền, về văn hóa của người Việt thế kỷ 18.
Xác ướp vợ chồng Bá hộ Hạ Quang Quới
Tháng 12/1985, các nhà khảo cổ bắt đầu khai quật một ngôi mộ cổ ở tỉnh Bình Dương. Theo khẩu truyền, đây là mộ của một thương gia nổi tiếng, đã được phong chức Bá hộ vào thời chúa Nguyễn, có tên là Hạ Quang Quới.
Mộ có cấu tạo khá lạ. Quách mộ được đúc bằng hợp chất vững chắc và được chia thành hai khoang rỗng. Bên trong hai khoang quách có hai quan tài được ghép bằng gỗ xẻ và chốt bằng đinh sắt. Nắp thiên có dạng khun tròn, đáy áo quan bằng phẳng có tô lớp vôi bên ngoài.
Xác ướp trong hai quan tài được xác định là một người đàn ông và một người đàn bà, đều đã bị phân hủy khá nặng nề. Trong đó, xác người đàn bà vẫn còn giữ lại được mái tóc màu ngà đỏ. Quần áo mặc trên hai xác ướp cũng bị phân hủy, để lại gần 60 chiếc cúc áo bằng đồng, mã não.
Những hiện vật thu được trong mộ rất phong phú, gồm một chiếc mão có gắn biển mạ vàn, một khuyên màu vàn, một di vật sắt hình móng ngựa, giấy sách, khung gỗ, đồ đồng có nồi, mâm, thau, siêu... Đồ sứ có tô, tách, muỗng, bình trà, bình rượu... Những hiện vật này thể hiện một vị thế và tiềm lực của một thương gia có tiếng trên đất Bình Dương ngày xưa.
Dù xác ướp không còn nguyên vẹn nhưng mộ vợ chồng Bá Hộ Hạ Quang Quới là một mộ song táng hiếm hoi được khai quật ở Việt Nam. Ngôi mộ này chứa đựng nhiều thông tin về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng của miền Nam Việt Nam trong một thời kỳ lịch sử.
Xác ướp bà Nguyễn Thị Hiệu
Ngôi mộ chứa xác ướp được khai quật năm 1994, tại khu vực Xóm Cải, quận 5, TP HCM. Theo lời đồn đại từ xưa, đây là mộ của một nhân vật đặc biệt trong vương triều nhà Nguyễn.
Xác ướp bà Nguyễn Thị Hiệu.
Mộ được chôn rất sâu, phải mất 40 ngày, 15 thanh niên mới đục đến được đáy quách sâu gần 8m. Vỏ quách kiên cố như tường thành, được làm bằng hợp chất gồm vỏ sò nung, cát, than gỗ và mật ong. Quan tài lớn hơn bình thường, được ghép bằng hai lớp gỗ qu‎ý. Dưới nắp quan tài là hai lớp chiếu cói và một lớp giấy bản dày hơn 5 cm.
Ngập trong chất dầu thơm có màu đỏ, xác ướp được bọc trong chín lớp áo vải, lụa, gấm quý. Đây là một phụ nữ trạc 60 tuổi, tóc cắt ngắn chớm vai, da dẻ mịn màng và hơi có màu đỏ sạm của dầu thơm. Các khớp xương của xác ướp vẫn còn co duỗi rất tốt, da thịt mềm mại, rất ít có dấu hiệu bị phân hủy.
Ngoài các đồ tùy táng thông thường, hiện vật trong mộ có nhiều vàng bạc, trong đó, có một đôi giày bằng vàng. Đây là trường hợp đặc biệt, khác hẳn với hầu hết các xác ướp đã từng khai quật. Đây có thể là lý do khiến huyệt mộ được đào sâu và xây dựng hết sức kiên cố.
Từ tấm minh tinh có dòng chữ Hoàng gia và nhiều hiện vật khác, danh tính người trong mộ dược xác định là bà Nguyễn Thị Hiệu, một nhân vật hoàng thân quốc thích dưới triều vua Gia Long.
Xác ướp bà Nguyễn Thị Hiệu hiện được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM.
Xác ướp ở vườn đào Nhật Tân
Ngôi mộ cổ tại vườn đào Nhật Tân, (Hà Nội) được phát hiện cuối tháng 4/2005. Những người phát hiện ra mộ đã tự ý phá nắp quách, nắp quan khi chưa có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền.
Cấu trúc mộ cổ ở vườn đào gồm ba lớp. Lớp quách hợp chất ngoài cùng dày 1,5 cm làm bằng vôi vữa, mật, nước gạo nếp, giấy bản trộn. Kế tiếp là lớp quách gỗ bọc ngoài quan tài, dày 9 cm. Quan tài đóng bằng gỗ vàng tâm dày 10cm.
Xác ướp ở vườn đào Nhật Tân.
Xác ướp bên trong quan tài là một người đàn ông khoảng 60 tuổi, còn nguyên vẹn, được bọc trong nhiều lớp vải và ngâm dầu thơm. Xác ướp đã bị những người đào mộ làm xuất lộ trước khi có sự can thiệp của các nhà khảo cổ.
Các hiện vật trong mộ gồm có: gối đầu, gối chèn, đôi hia thêu, 4 áo lụa, 10 áo gấm, 9 áo liệm, hai túi vải (chứa các hiện vật có thể là trầu cau hoặc các vị thuốc). Các hiện vật cho thấy đây là một người giàu có, sống vào cuối thế kỷ 18.
Danh tính của xác ướp không được xác định. Xác ướp đã được liệm, đưa vào quan tài và chôn cất tại nghĩa trang Nhật Tân ngày 7/5/2005.
Theo nhận định của các nhà khảo cổ, đây là một trong số ít mộ có xác ướp và nhiều hiện vật còn nguyên vẹn ở miền Bắc Việt Nam.
Xác ướp Quận công ở Hưng Yên
Cuối năm 2007, doanh nghiệp tư nhân Phúc Nga đã phá hủy một ngôi mộ cổ nằm ở xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, gây nhiều bức xúc trong dư luận.
Theo lời kể của những người tham gia phá mộ, quách của mộ là một khối hợp chất khổng lồ, dày đến nửa mét. Không thể phá bằng cách thủ công nên họ đã dùng khoan máy để phá. Dưới nắp quách nặng hàng chục tấn là một quan tài lớn phủ sơn ta đỏ au. Khi quan tài bật nắp, mùi dầu thơm lan tỏa cả một vùng rộng lớn.
Trong quan tài là xác ướp một cụ ông, còn nguyên vẹn như khi mới chôn, da dẻ mềm mại, hồng hào. Xác ướp được bọc trong nhiều lớp quần áo, chăn gối và ngập trong tinh dầu mầu nâu, đặc sánh.
Những người phá mộ dùng dao, kéo cắt hết quần áo của thi hài ra để tìm châu báu. Xác ướp bị bẻ gập chân, tay, đầu cho vừa với tiểu sành và được chôn ở một mộ mới mà doanh nghiệp Phúc Nga xây sẵn.
Những đồng tiền cổ chôn theo xác ướp.
Đồ tùy táng trong mộ gồm quần áo, chăn gối, những chiếc hài và hàng trăm đồng tiền cổ… bị những người phá mộ chia nhau và phân tán khắp nơi.
Theo lời kể của một người phá mộ, sâu khi quật mồ ông Quận công, tất cả nhưng người tham gia phá mộ và ông chủ doanh nghiệp Phúc Nga đều không ngủ được, vì cứ nhắm mắt vào là như có người dựng dậy.
Dân địa phương không có tài liệu gì ghi chép về ngôi mộ cổ này. Người dân chỉ được nghe truyền miệng lại rằng, đây là ngôi mộ cổ của một ông Quận công thời Hậu Lê.
Xác ướp được cho là danh tướng Lý Thường Kiệt
Tháng 5/2010, giới nghiên cứu lịch sử Việt Nam xôn xao về một ngôi mộ được nhiều người tin là nơi an táng của Thái úy L‎ý Thường Kiệt.
Ngôi mộ vốn bị chôn vùi dưới một gò đất tại thôn Ngọc Quỳnh, thị trấn Như Quỳnh, tỉnh Hưng Yên, được người dân địa phương phát hiện vào năm 1979. Khi ấy, cho rằng trong mộ có vàng bạc châu báu, họ quyết định khai quật toàn bộ khu mộ với tâm lý tìm của cải.
Theo lời những người quật mộ kể lại, ngôi mộ là một khối rắn chắc như bê tông, rộng đến ba gian nhà, gồm hàng chục lớp kết thành. Ở bên trong là chiếc quan tài sơn 4 chữ Nho lớn, được người dân tạm dịch là “Đại thị công khanh” hay “Hoạn quan” trên ván quan.
Bên trong quan tài, dưới tấm vải liệm màu mỡ gà là xác ướp của một người đàn ông trong như đang nằm ngủ, đầu đội mũ cánh chuồn, râu tóc còn nguyên. Ban đầu, xác ướp lan tỏa mùi dầu thơm, nhưng sau đó nhanh chóng xạm đi và toả ra mùi xú uế.
Hiện vật kèm theo trong quan tài là 36 chiếc áo có chất liệu như vải lanh. Ngoài ra, còn một chiếc quạt, hai chiếc hộp gỗ đựng chất liệu giống sáp và khoảng 300m vải chèn trong quan tài.
Sau khi đào mộ, người dân địa phương đã dùng cào kéo xác xuống một hồ đất đào sẵn và lấp lại. Đến năm 1998, mộ lại được khai quật lần nữa. Lúc này xác ướp chỉ còn xương sọ và các xương lớn. Phần xương này được xếp vào tiểu và dân làng lập mộ xây cất để thờ cúng.
Con cháu họ Ngô viếng mộ ở thôn Ngọc Quỳnh vào cuối tháng 5/2010.
Bằng phương pháp tâm linh, những người đứng đầu dòng họ Ngô ở Việt Nam cho rằng ngôi mộ chứa xác ướp trên là mộ của tướng Lý Thường Kiệt (có tên sinh thời là Ngô Tuấn). Tuy nhiên, giới sử học vẫn còn nhiều ý‎ kiến khác nhau về vấn đề này.
Theo giới khảo cổ học, cho đến nay, những mộ táng có chứa xác ướp (thượng gọi là mộ hợp chất) được khai quật ở Việt Nam đều có niên đại ở thời Hậu – Lê và thời Nguyễn. Những ngôi mộ này được kiến tạo rất công phu và tốn kém với quy mô rất đồ sộ, thường dành cho tầng lớp hoàng gia quý tộc, những người giàu có và quyền thế trong xã hội.
Mộ hợp chất có đặc điểm “Trong quan ngoài quách”. Lớp quách bên ngoài được đúc bằng một hỗn hợp gồm nhiều vật liệu khác nhau như vôi sống, vôi tôi, vỏ nghêu sò hay san hô nghiền vụn, cát, chất kết dính như mật, mật đường, mật ong, nhựa dây tơ hồng, ô dước, giấy gió, than hoạt tính… tạo nên một lớp bảo vệ kiên cố, không thấm nước. Các quan tài được đóng bằng gỗ quý, thường được ghép mộng, riêng ván thiên được đóng đinh rất chắc chắn.
Trong các mộ thường có một tấm ván 7 lỗ, được gọi là ván thất tinh. Dưới chiếc ván này thường được rải chè hoặc gạo rang. Phía trên ván thất tinh là thi hài. Các xác ướp thường được mặc rất nhiều lớp áo và chèn gối, vải xung quanh. Dưới tấm ván thiên thường phủ một tấm vải liệm thêu kim tuyến tên, tuổi và chức danh người chết, gọi là tấm minh tinh.
Các xác ướp được khai quật đều sũng một loại dầu thơm, là dung dịch bảo quản xác ướp của người xưa. Nhiều ý kiến cho rằng loại dầu này chính là tinh chất gỗ ngọc am mà người Trung Quốc gọi là san mộc.
Khi mới bật ván thiên các xác ướp đều có màu của da người tái nhợt và toả mùi dầu thơm. Tuy nhiên, chỉ vài phút sau xác chuyển sang màu đen sạm, mùi thơm cũng ấy biến mất, nhường chỗ cho một thứ mùi cực kỳ kinh khủng. Đây được coi là một hiện tượng bình thường của quá trình oxy hoá.
Dù phần lớn xác ướp tìm thấy đều là quan lại, vua chúa hay người giàu có nhưng thường chỉ chôn theo những đồ dùng rất đơn giản, không có chứa vàng bạc, châu báu hay các đồ tuỳ táng có giá trị vật chất cao.
Trước khi khai quật mộ, các nhà khảo cổ thường thực hiện các thủ tục tâm linh một cách cẩn trọng và thành kính.
Theo Ngoisao.vn

Phát hiện hóa thạch xương chó ngao ma huyền thoại

Bộ xương chó khổng lồ được cho là của sinh vật chó ngao ma huyền thoại một thời.
Chó ngao ma (Black Shuck) được mô tả là 1 sinh vật hung dữ, cao khoảng 2 mét, là nỗi ám ảnh kinh hoàng ở miền đông vùng Anglia, Anh Quốc từ thế kỷ 16 đến nay.
Tháng 7/2013, các nhà khảo cổ đã khai quật được bộ xương hóa thạch của một sinh vật lạ ở khu đất Leiston Abbey, hạt Sufolk. Theo chuyên gia ước tính,  sinh vật này là một con đực có cân nặng vào khoảng hơn 90kg và chiều cao hơn 2m nếu đứng bằng chân sau. Nó mang nhiều đặc điểm của "quái vật" chó ngao ma huyền thoại.
Phác họa về sinh vật chó ngao ma dữ tợn.
Tương truyền, chó ngao ma có lông đen bờm xờm, đôi mắt tóe ra lửa và thường đi lang thang ở những con đường tối và vắng người qua lại. Nó từng được người dân khu vực Blythburgh, cách thị trấn Leiston khoảng 11km phát hiện vào ngày 4/8/1577.
Khi đó, chó ngao ma đã xông vào nơi giáo đường tập trung nhiều người đang ẩn nấp trong đó. Nó đã cắn chết một người đàn ông và một bé trai, sau đó là 2 tín đồ tại Nhà thờ St Mary's ở thị trấn Bungay, hạt Suffolk.
Bộ xương chó khổng lồ được phát hiện ở khu đất Leiston Abbey, hạt Sufolk
Hiện tại, các chuyên gia đang tiếp tục nghiên cứu các mẫu xương để xác định tuổi của sinh vật lạ này. Tuy nhiên, ông Brendon Wilkins, Giám đốc dự án Thám hiểm khẳng định, bộ xương này chắc hẳn phải là của một con chó sống vào khoảng năm 1577 bởi vì nó được chôn cùng với những mảnh gốm cùng thời.
Một số hình ảnh ở khu đất phát hiện bộ xương chó khổng lồ:
Các nhà khảo cổ đã khai quật được bộ xương hóa thạch của một sinh vật lạ ở khu đất Leiston Abbey, hạt Sufolk.

Giám đốc dự án Thám hiểm khẳng định, bộ xương này chắc hẳn phải là của một con chó sống vào khoảng năm 1577 bởi vì nó được chôn cùng với những mảnh gốm cùng thời.
Theo Anh Thư

Hành khách trên tàu điện ngầm Liên Xô mất tích tập thể

Moscow Metro (Nga) là một trong những ga tàu có lý trình dài nhất Thế giới với tổng độ dài hơn 325 km, 194 trạm, phục vụ khoảng 9 triệu hành khách mỗi ngày. Nó không chỉ nổi tiếng bởi sự tiện lợi và nhanh chóng mà còn rất an toàn, hiếm khi xảy ra sự cố.
Tàu điện ngầm Matxcova

Vào một buổi tối tháng 4 năm 1975, một chuyến tàu chở kín hành khách rời ga Belarus vào lúc 21 giờ 16 phút. Theo thường lệ, sau 14 phút nó sẽ đến trạm dừng tiếp theo là ga Red Bligh Snow.
Tuy nhiên, hơn 14 phút trôi qua mà chưa thấy tàu xuất hiện, nhân viên ga Red Bligh Snow liên lạc với Belarus và được biết tàu đã khởi hành đúng giờ quy định.
Họ lại chờ thêm một lúc lâu nhưng vẫn không thấy tung tích chuyến tàu cùng hành khách. Dự đoán được việc chẳng lành, nhân viên Red Bligh Snow vội vàng thông báo với trung tâm và kêu gọi hỗ trợ. Sau đó cảnh sát đã cử người đi tìm kiếm suốt dọc đường ray.
Họ phát hiện ra nhiều sự thay đổi kỳ lạ ở vị trí các đường ray. Đặc biệt, khi ấn nút mở một cánh cửa ngăn nước thì thấy chiếc tàu điện ngầm đang nằm gọn trong đó.
Mọi người hô hoán nhau cùng leo lên tàu kiểm tra nhưng bên trong không có một ai mặc dù đầu mẩu thuốc lá, vỏ hộp, giấy báo vẫn còn rơi trên sàn và ghế, hành lí vẫn chất đầy ở góc cabin.
Với hi vọng mong manh, họ tiếp tục đi kiểm tra các ngóc ngách. Tuy nhiên xung quanh toàn là tường xi măng và hơn nữa tàu bị kẹt trong hầm không thể nhúc nhích.
Đây đúng là sự thật không thể tin được: tàu mất tích đã tìm thấy nhưng cho đến nay hàng trăm hành khách vẫn không thấy tăm hơi.
Nhiều chuyên gia vật lý trên thế giới tin vào giả thuyết tồn tại “đường ngầm thời gian” mà mắt thường không thể nhìn thấy. Những hành khách của các vụ máy bay, tàu thủy hay tàu ngầm mất tích bí ẩn đều có thể đã bị hút vào cái gọi là “đường ngầm thời gian” này.
Giả thuyết về "Đường ngầm thời gian"
“Đường ngầm thời gian” tồn tại khách quan và luôn ở trạng thái đóng, chỉ thỉnh thoảng mới mở ra. Khi bị hút vào đây, con người có thể trở về quá khứ xa xôi hoặc tương lai. Bởi quy luật trong “Đường ngầm thời gian” khác xa với nhân loại nên nếu bị hút vào đây đến hàng chục năm thì cũng chỉ như nửa ngày hay một ngày.
Một số khác tin rằng, “Đường ngầm thời gian” có thể liên quan đến “Hố đen” (Black Hole) trong vũ trụ, nơi có lực hút mạnh mà con người không thể quan sát được. Họ sẽ bị mất hết cảm giác, ý thức về thời gian và không gian khi bị hút vào “Hố đen”.
Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến phản đối giả thuyết này và cho rằng nó không thuyết phục. Tàu điện ngầm Matxcova và hàng khách cùng mất tích, sao chỉ có hành khách bị hút vào  “Đường ngầm thời gian”?
Theo Thu Huệ

Cậu bé khóc ra máu ba lần trong ngày


Cậu bé 15 tuổi người Mỹ Calvino Inman khiến bạn bè cùng lớp khiếp sợ khi mỗi ngày đều không tự chủ được việc rơi nước mắt ba lần và có thể kéo dài hàng giờ. Đặc biệt là mỗi lần đều không phải giọt nước mắt thông thường mà có màu đỏ như máu.
Calvino và mẹ đã xuất hiện trên nhiều chương trình kênh truyền hình quốc gia với hy vọng tìm được lời giải thích và cách chữa trị song đều vô vọng.
Một trường hượp tương tự cũng xảy ra với em bé Twinkle Dwivedi, 13 tuổi, sống tại Lucknow, Ấn Độ.
Khác với Calvino, Twinkle còn chảy máu từ chân tóc, lòng bàn tay, bàn chân mà không có bất kỳ một vết thương hay vết trầy xước nào. Đôi khi Twinkle thức dậy và thấy cơ thể đầm đìa máu khô, khiến em ngày một yếu dần do mất máu.
Các bác sĩ ở Ấn Độ cho rằng Twinkle đã mắc căn bệnh loạn tiểu cầu máu hiềm mà họ không tìm được cách chữa.
Còn các học thuyết tôn giáo lại có những nhìn nhận khác nhau về việc chảy máu tự phát này. Trong Kito giáo, việc này liên quan đến dấu thánh, nơi chảy máu từ mắt, chân, trán đại diện cho máu của Chúa Giếu khi ngài bị đóng đinh trên thánh giá. Một số nền văn hóa khác thì coi đây là điều xấu như quỷ dữ hiện hình và xa lánh.
Theo Thu Huệ

Bật mí về người đàn ông cao 3,19 m

Thấy một chàng trai cao lớn đứng bú mẹ, người xung quanh rất bất ngờ. Thực tế "chàng trai" này lúc đó mới 2 tuổi nhưng đã cao bằng mẹ.
Vận động viên bóng rổ người Mỹ gốc Hoa Diêu Minh nổi tiếng với chiều cao nổi bật 2,29 m nhưng cũng chỉ có thể đứng đến ngực "kỳ nhân huyền thoại" này.
Đó là Chiêm Thế Thoa (sinh năm 1841 mất năm 1893) sống tại tỉnh An Huy, triều đại nhà Thanh niên hiệu Đạo Quang, tự Ngọc Hiên, nhũ danh Ngũ Cửu.
Chiêm Thế Hoa có biệt danh “Người Trung Quốc khổng lồ”
Sử sách ghi chép lại, Chiêm Thế Thoa có chiều cao thập xích tam thốn, tương đương với 3,19 m. Cha của Chiêm Thế Thoa – Chiêm Chân Trọng cũng có chiều cao vượt trội là 2,48m.
Tương truyền, có một lần mẹ đưa Chiêm Thế Thoa (khi đó chưa đầy 2 tuổi) đi trẩy hội Nguyên Tiêu. Đến giữa buổi thì ông đói, liền đứng trước mặt mẹ để bú sữa.
Người dân qua lại lấy làm lạ khi chàng thanh niên đã cao bằng mẹ rồi mà vẫn còn đứng bú sữa giữa thanh thiên bạch nhật, không biết xẩu hổ. Lúc đó, mẹ Chiêm Thế Thoa vội thanh minh, con trai vẫn chưa đầy hai tuổi và "xin mọi người đừng làm cháu sợ".
Sau này lớn lên Chiêm Thế Thoa vào làm công nhân sản xuất mực in ở Thượng Hải. Một lần gặp một người Mỹ, người đàn ông này ngỏ ý muốn mời Chiêm Thế Thoa đi biểu diễn khắp thế giới. Chiêm Thế Thoa nhận lời và không lâu sau đó ông nhập quốc tịch Anh. Ông kết hôn với một người phụ nữ Anh và trút hơi thở cuối cùng ở nơi xa xứ.
Theo Thu Huệ

Bí ẩn về đại sư hóa Phật ở Trung Quốc

Ngài đã viên tịch hơn 1.000 năm nhưng thân xác vẫn không hề thối rữa.
Thần tông lục tổ nhà Đường - Huệ Năng đại sư rất nổi tiếng trong lịch sử Phật Giáo Thế giới bởi Phật học uyên thâm. Đặc biệt, ngài đã viên tịch hơn 1.000 năm nhưng thân xác vẫn còn nguyên trạng ở trần thế không hề thối rữa. Di thể của đại sư Tuệ Năng hiện đang được đặt trong chùa Nam Hoa tại Thiều Quang, Quảng Đông, Trung Quốc.
Tương truyền, khi mới sinh ra năm 640, ngài đã được hai vị hòa thượng đặt tên là Huệ Năng (vốn là pháp danh khi quy cửa Phật). Cha của đại sư Huệ Năng là viên quan tại Phan Dương (nay là huyện Trác, Bắc Kinh) bị giáng chức lưu đày đến Tân Châu ( nay là Quảng Đông) làm dân thường. Sau đó cha mất sớm để lại hai mẹ con côi cút khi cậu mới 3 tuổi. Khi lớn lên, Huệ Năng phải đi bán củi để lấy tiền nuôi mẹ.

Một lần đi giao củi trên phố thấy có người tụng Kim Cang Kinh, mặc dù không được học hành cũng không biết đọc biết viết nhưng Huệ Năng lại lĩnh ngộ được nội dung. Nhận thấy được cơ duyên với Phật gia, Huệ Năng liền từ biệt mẹ theo con đường tu hành đầy gian khổ.
Năm 713, sau khi trở thành Lục Tổ Sư, Huệ Năng gọi đệ từ vào nói lời từ biệt rồi về trời, đúng lúc đó đột nhiên mùi hương thơm tỏa ra khắp Chùa, vầng hào quang xuất hiện, rừng cây biến thành màu trắng, cầm thú kêu vang thảm thiết. Và từ đó đến nay hơn 1.000 năm ngài vẫn ngồi đó như lúc viên tịch.

Phát hiện cỗ quan tài hiếm thấy ở Israel

Các nhà khảo cổ học Israel vừa khai quật được một cỗ quan tài cổ thuộc vào loại hiếm có. Trên đó có khắc một khuôn mặt nhỏ, dài và một chiếc nhẫn hình bọ cạp – là loại trang sức thường thấy ở Ai Cập cổ đại – khắc tên một vị Pharaoh Ai Cập.
Bộ hài cốt tìm thấy bên trong chiếc quan tài có rất nhiều điểm tương đồng với dân cư Xê Mít ở Ai Cập.
Edwin van den Brink, một nhà Ai Cập học và khảo cổ học cho biết: “Đây là một khuôn mặt rất đẹp, rất thanh thản. Nó thực sự rất cuốn hút.”
Bức điêu khắc khuôn mặt trong cỗ quan tài
Van den Brink còn cho biết thêm, các nhà khảo cổ đã đào bới tại Tel Shadud – một khu vực khảo cổ ở thung lũng Jezreel từ tháng 12/2013 cho đến tận tháng 3/2014 mới có kết quả. 
Đầu tiên, họ tìm thấy dấu vết của phần quách và sau đó mất đến 3 tuần để làm việc với áo quan bên trong. Chỉ một ngày trước khi kết thúc chuyến đi, họ mới tách được hết lớp đất cát phủ bên trên, làm lộ ra khuôn mặt được chạm khắc.
Nắp quan tài bằng đất sét đã bị vỡ nhưng khuôn mặt điêu khắc bên trong gần như vẫn nguyên vẹn. Trên khuôn mặt đó là đôi lông mày duyên dáng, đôi mắt quả hạnh, cái mũi dài và đôi môi đầy đặn. Đôi tai được tách hẳn ra khỏi khuôn mặt và bàn tay với những ngón tay thon dài được đặt theo kiểu người chết khoanh tay trước ngực – một kiểu điêu khắc điển hình của Ai Cập.
Lần gần đây nhất mà các nhà khảo cổ học phát hiện ra một cỗ quan tài như thế này đã cách đây hơn nửa thế kỉ trước ở Deir al Balah, thuộc dải Gaza, nơi có hơn 50 cỗ quan tài được đào lên, hầu hết là bởi những kẻ trộm mộ.
Chiếc nhẫn con bọ cạp mạ vàng được tìm thấy bên cạnh bức điêu khắc
Được tìm thấy bên cạnh cỗ quan tài là một chiếc nhẫn hình con bọ cạp mạ vàng, có khắc tên Pharaoh Seti I, người đã cai trị đất nước Ai Cập trong thế kỉ thứ 13 trước công nguyên.
Trong năm đầu tiên lên nắm vương vị, Seti I  đã chiếm vùng đất mà ngày nay là lãnh thổ Israel để bảo vệ con đường giao thương cho Ai Cập cũng như việc thu thuế của đất nước này. Người nằm trong cỗ quan tài có lẽ là người thu thuế cho Pharaoh.
Seti I là cha của Ramses II, thường được biết đến là vị Pharaoh xuất hiện trong cuốn Kinh thánh kể về cuộc di dân của người Do Thái. Tuy vậy, các nhà khảo cổ học nói rằng họ chưa tìm thấy bằng chứng lịch sử nào chứng minh tính xác thực của câu chuyện trên.
Thử nghiệm DNA sẽ có thể được tiến hành nhằm xác định xem người đàn ông trong chiếc áo quan vừa tìm được là người Xê Mít hay người Ai Cập.
Những phát hiện khảo cổ gần đây, giống như hầu hết các phát hiện trước đó ở Israel đều là kết quả của… sự tình cờ.
Một công ty khí đối tự nhiên Israel đã mời các nhà khảo cổ đến khảo sát khu vực trước khi đặt ống dẫn.
Van den Brink cho biết, các nhà chức trách quản lí di tích chỉ khai quật một khu đất nhỏ với diện tích 5x5m, nhưng như thế đã là quá đủ để giúp họ tìm được cỗ quan tài, chiếc nhẫn bọ cạp và 4 bộ hài cốt.
Van den Brink nói rằng: “Đó mới chỉ là một cánh cửa nhỏ mà chúng tôi vừa mở ra.” 
Theo Hải Yến

Đĩa bay đã xuất hiện ở trái đất từ 12.000 năm trước

Năm 1938, một nhóm khảo cổ người Trung Quốc trong chuyến khảo sát một hang động nằm ở ngọn Bayankala, phía Đông Bắc cao nguyên Thanh Tạng đã tìm được chiếc đĩa đá có niên đại từ khoảng 10.000 đến 12.000 năm trước.
Trên bề mặt chiếc đĩa đá này có rất nhiều ký tự, các chữ tượng hình. Tuy nhiên, mãi đến năm 1962, một chuyên gia người Trung Quốc - tiến sĩ Tsum Um Nui mới giải mã được thông điệp từ đĩa đá.

Những ký tự này nhắc đến việc một tàu không gian đã hạ cánh trên trái đất từ một hành tinh xa xôi cách đây 12.000 và họ tự gọi mình là Dropa.
Bất chấp thái độ muốn giao lưu một cách hòa bình, một bộ tộc tên là Khams đã tấn công Dropa, thậm chí giết chết một trong số họ và cuối cùng Dropa bị mắc kẹt ở trái đất.
Các nước phương Tây không quan tâm đến sự việc này cho đến khi tiến sĩ người Nga Zaitsev tiến hành những chuyến thám hiểm, nghiên cứu về chiếc đĩa đá và có bài viết thú vị trên tạp chí Sputnik năm 1968.
Bài viết cho biết, ngay tại thời điểm Zaitsev đến nghiên cứu, trong hang vẫn còn hai bộ tộc là Khams và Dropa sinh sống. Hình dáng của họ rất kỳ lạ. Họ không phải người Trung Quốc, Mông Cổ hay Tây Tạng.
Họ có làn da vàng, mái tóc thưa, cái đầu rất to và chỉ cao khoảng 1,2m hoàn toàn tương xứng với mảnh xương được tìm thấy trong hang từ năm 1938.
Nhiều nhà khảo cổ đến từ Đức, Áo đã đến bảo tàng Tây An, Trung Quốc để tìm hiểu về chiếc đĩa đá nhưng giám đốc bảo tàng này đã ra lệnh phá hủy nó và Bắc Kinh cũng không công nhận sự tồn tại của Dropa.

Chuyên mục văn hoá giải trí của VnExpress

.

© 2017 www.blogthuthuatwin10.com

Tầng 5, Tòa nhà FPT Cầu Giấy, phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: nguyenanhtuan2401@gmail.com
Điện thoại: 0908 562 750 ext 4548; Liên hệ quảng cáo: 4567.