Hiển thị các bài đăng có nhãn Lễ Hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lễ Hội. Hiển thị tất cả bài đăng

Về Cần Thơ cùng tham gia những lễ hội lớn trong năm

Do đặc điểm sống chung của 3 dân tộc Việt Khơmer - Hoa, Cần Thơ có khá nhiều lễ hội. Số lễ hội này bắt nguồn từ tập quán cổ truyền hoặc do tín ngưỡng dân gian của mỗi dân tộc tạo nên.

Lễ hội Chùa Ông 

Những ngày rằm hàng tháng đều có lễ cúng thánh thần. 


Ngày lễ lớn trong năm là mùng 7 tháng 7 âm lịch có “Lễ Vu Lan” kéo dài từ 2 -3 ngày. Ngoài ra, còn có các ngày vía (theo ngày âm lịch): ngày 2/2 ngày vía ông Bổn, ngày 23.3 lễ vía Thiên Hậu Thánh mẫu, ngày 13/ 5 lễ vía Quan Bình; ngày 24/ 6 lễ vía Ông còn gọi là lễ vía Quan Thánh Đế; ngày 30/ 10 lễ vía Quan Châu. 


Vào những ngày lễ Tết, đông đảo dân làng và khách từ các địa phương đến cúng. Loại nhang được dùng nhiều nhất trong lễ cúng là nhang khoanh, những cuộn nhang được treo lên từ nhỏ đến lớn buông xuống tạo thành hình xoắn ốc, giữa vòng xoắn ốc ấy có treo lủng lẳng một miếng nhựa màu vàng, trên đó ghi tên người cúng bằng tiếng Hoa, khói nhang bay phảng phất tỏa mùi thơm tạo thành một bầu không khí trang nghiêm và huyền ảo. 



Lễ hội cúng đình Bình Thủy
Hàng năm, tại Đình Bình Thủy, ngoài các lễ cúng tế vào ngày rằm mỗi tháng và Tết Nguyên Đán, đình còn có 2 kỳ lễ hội lớn gắn liền dấu ấn sản xuất nông nhiệp, được tổ chức long trọng:Lễ Hạ điền: Cúng đất đai bắt đầu vụ mùa mới (rằm tháng 4 Âm lịch).


Lễ Thượng điền: Tạ ơn và cúng ruộng đồng nghỉ ngơi (rằm tháng chạp Âm lịch).



Trong những ngày này, khách thâp phương và dân làng tấp nập về dự lễ cúng đình, tế lễ. Sau phần lễ gồm có việc rước sắc thần cầu cho Quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt bội thu là đến phần hội, đua thuyền, đô vật, các đoàn hát bội, cải lương được mời về biểu diễn cho dân xem, thi múa lân, hát xếp, hát tuồng… cho đến thâu đêm.

Lễ Cholchonam Thomay 




Ðón năm mới trong ba ngày 13,14,15 tháng 3 Âm lịch, nếu là năm nhuận thì lùi lại 1 ngày, lễ đưa nước - OkomBook (Tháng 10 Âm lịch), lễ cúng Ông bà - Dolta (Tháng 8 Âm lịch) của đồng bào Khmer, được tổ chức vui tươi trang trọng tại tất cả các chùa Khmer. 




Trong lễ hội có nhiều trò chơi dân gian độc đáo như múa lâmthol, hát dù kê, đua ghe ngo, thả đèn gió.

Khám phá các lễ hội đặc sắc tại Thụy Sĩ

Nằm ở giữa trung tâm châu Âu. Đất nước Thụy Sĩ từ lâu đã nổi danh về chiếc đồng hồ thế giới, bên cạnh những đại điểm du lịch tự nhiên tuyệt đẹp thì Thụy Sĩ còn là đất nước với những lễ hội đầy màu sắc. Các lễ hội này giúp người dân đại phương có những phút giây thư giãn và thêm yêu đất nước hơn, và cũng là dịp để quảng bá hình ảnh đất nước với bạn bè trên khắp thế giới.

Lễ hội khinh khí cầu

Hàng năm, cứ vào cuối tháng một, đất nước Thụy Sĩ lại đăng cai tuần lễ Khí cầu quốc tế ở Chateau-D'Oex. Sẽ là một thiếu sót nếu bạn đến Thụy Sỹ mà không tham dự lễ hội Khinh khí cầu tại đây. Mặc dù những ngày đầu tháng 1, thời tiết tại Chateau-D'Oex vẫn còn rất lạnh, nhưng lễ hội vẫn thu hút rất nhiều du khách đến xem với rất nhiều loại khinh khí cầu màu sắc, hình dáng khác nhau.


Lễ hội âm nhạc tại Montreux

Lễ hội nhạc Jazz tại Montreux bao gồm toàn những ngôi sao, những nghệ sĩ nổi danh thế giới đến từ các đoàn REM và B.B.King với chủ yếu là các tiết mục nhạc Jazz. Một sự kiện khác diễn ra tại Montreux vào cuối tháng 4 hàng năm là lễ hội truyền hình Hoa Hồng Vàng, trong đó có rất nhiều đoàn hát dân gian chuyên phục vụ trong các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ tụ họp về đây. Còn lễ hội âm nhạc quốc tế thì mang tính cổ điển hơn được tổ chức tại Montreux và Veney từ tháng 8 kéo dài sang tháng 9.


Lễ hội đấu bò

Mỗi năm người nông dân ở bang Valais mang Heren- 1giống bò địa phương, đi thi đấu để tìm ra “ nữ hoàng” của con những bò. Tất cả những đều cố gắng tham gia thi đấu với mong muốn lọt vào vòng chung kết đấu bò của các bang. Nếu chú bò cái nào giành được ngôi vị “nữ hoàng” của những con bò sẽ được kết hoa trên đầu và cổ cùng với 1 chiếc chuông khổng lồ trên cổ. Tất nhiên, ngoài mục đích vui chơi giải trí ban đầu thì phần thưởng cuối cùng là số tiền lên đến hang chục ngàn Francs. Khác với đấu bò tót tại Tây Ban Nha, giống bò Heren vốn hung hăng sẽ lao vào nhau một cách tự nhiên để thiết lập nên trật tự xã hội bầy đàn của chúng. Giống bò cái Heren có đôi sừng chắc khỏe và rất thẳng, xứng đáng là những “chiến binh”. Chúng có sức khỏe tốt và chiều rộng vai của chúng được so sánh với những con bò đực giống khác.


Cuộc thi thường được diễn ra vào chủ nhật, khoảng vài tuần trước khi chung kết diễn ra. Cuộc thi bắt đầu từ khoảng 9g sáng và kết thúc vào lúc 5g chiều. Mỗi trận diễn ra khoảng 40 phút nhưng phần lớn phụ thuộc vào thời gian những con bò chọi nhau. Cuộc thi đấu bò truyền thống thường được gọi là “ Cuộc chiến của những nữ hoàng” xuất hiện năm 1920 ở thung lũng Valais và đã trở thành một trong những hoạt động được ưa chuộng ở Thụy Sỹ.

Ngày lễ Escalade

Theo truyền thống, ngày lễ Escalade hàng năm của người Geneva là nhằm kỷ niệm chiến thắng của họ trước đội quân vùng Savoie (Pháp) âm mưu đánh chiếm Geneva đêm 11 rạng sáng ngày 12/12/1602. Đây có lẽ là chiến thắng đáng nhớ nhất trong lịch sử chiến tranh hiếm hoi của họ.

Trong những ngày này, trẻ em được hóa trang, đi diễu hành và cùng hát vang bài hát truyền thống bằng thổ ngữ cổ của vùng Geneva kể về những diễn biến của chiến thắng lịch sử 1602. Trong khi đó, các thành viên của Công ty 1602 – công ty chuyên tổ chức sự kiện này – mặc trang phục thời trung cổ mang gươm, giáo diễu hành trong khu trung tâm thành phố.


Điểm nhấn đáng nhớ nhất của lễ hội truyền thống thành Geneva, phải kể đến lễ rước đuốc hoành tráng vào tối 11/12 với sự tham gia của 1.000 người trong trang phục thời trung cổ cùng 60 con tuấn mã, diễu hành qua các tuyến phổ cổ kính nhất của thành phố và kết thúc tại sân nhà thờ Thánh Pierre trước một đống lửa lớn biểu tượng của niềm vui chiến thắng. Du khách thăm quan lễ hội còn có thể thưởng thức một cốc vang nóng giúp làm tiêu tan cái giá lạnh của mùa Đông.

Ngoài ra, du khách sẽ cảm thấy ấm lòng khi thưởng thức món súp rau thơm lừng, nóng hổi, nổi tiếng của “Mẹ Royaume.” Truyền thuyết kể rằng, trong đêm tấn công thành Geneva của quân Savoie, “Mẹ Royaume” vốn là vợ của một người thợ đúc tiền trong thành phố, khi nghe thấy tiếng hô náo loạn và tiếng binh khí va nhau dưới cửa sổ nhà mình, đã đổ cả nồi súp đang sôi xuống đầu của viên chỉ huy đội quân xâm lược. Đây cũng chính là một trong những lý do dẫn tới chiến thắng lịch sử của thành Geneva. Câu chuyện nồi súp của “Mẹ Royaume” trở thành huyền thoại từ đó.

Vào tối 12/12 hàng năm, mọi gia đình trong thành phố Geneva đều có trong nhà mình một nồi súp làm từ chocolate (mô phỏng nồi súp của “Mẹ Royaume”). Theo tập tục của Geneva, người cao tuổi nhất và nhỏ tuổi nhất của mỗi gia đình sẽ cùng nhau đập vỡ nồi súp chocolate này và cả nhà cùng thưởng thức vị ngọt thơm của thứ chocolate hảo hạng chỉ có ở thành phố nhỏ bé này.

Các lễ hội ở Zurich

Lễ hội lớn nhất ở Zurich là cuộc rước đèn Đường Phố kéo dài trong 3 ngày với các xe hoa, người đi rước với trang phục đặc biệt và nhảy múa trên đường phố. Sechselauten là lễ hội mùa xuân tại Zurich được tổ chức vào ngày thứ 2 của tuần lễ thứ 3 trong tháng thứ 4. Cao điểm của lễ hội này là các cuộc diễu hành ở trung tâm thành phố với các đoàn diễu hành truyền thống trong trang phục riêng của họ. Trong các lễ hội này, người ta đốt những boogg là những hình nộm được nhồi đầy pháo để đánh dấu sự chấm dứt của mùa đông.


Một tuần lễ trước giáng sinh có những lễ hội Lichterschwimmen- lễ hội thả đèn truyền thống trên sông Limmat. Lễ hội Zuri Fascht được tổ chức 3 năm 1 lần vào mùa hè là một cuộc vui lớn của người dân địa phương, trong đó người ta bày ra tiệc tùng và đủ các trò chơi. Lễ hội Festspiele bao gồm các cuộc biểu diễn về sân khấu, opera, âm nhạc và nghệ thuật, được tổ chức vào cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 hàng năm, cùng với những cuộc triển lãm khắp thành phố. Trong lễ hội Theaterspektakel được tổ chức vào cuối tháng 8 sang đầu tháng 9, người ta dựng những lều lớn ở Mythenquai để diễn ra những vở kịch nổi tiếng thế giới.

Các lễ hội ở Lucerne

Hai lễ hội lớn nhất ở Lucerne mang hai sắc thái văn hóa trái ngược nhau. Trong lễ hội tổ chức vào tháng 2 người ta tổ chức ăn uống linh đình suốt 6 ngày đêm trong khắp khu trung tâm thành phố. Còn từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9 lại là 1 sự kiện âm nhạc có uy tín tại Châu Âu, gọi là lễ hội Lucern Musikfestwochen quốc tế, lễ hội này có từ năm 1938 với nhiều điểm biểu diễn âm nhạc, từ tòa nhà trung tâm hội nghị, các nhà thờ quanh thành phố cho đến đài kỉ niệm Lion. Trong các lễ hội này tập trung các nghệ sĩ và những dàn nhạc ưu tú nhất thế giới.

Các lễ hội ở Locarno

Ở đây có nhiều lễ hội diễn ra liên tục được tổ chức tại Piazza Grande. Cuối tháng 5 có lễ hội âm nhạc mỹ, tiếp theo đó đến giữa tháng 6 là lễ hội Funk Locarno. Sau đó 2 tuần là lễ hội nhạc Jazz New Orleans và đến giữa tháng 7 là cuộc thi đấu và biểu diễn bóng chuyền, cũng được tổ chức tại Piazza Grande

Nhưng nổi bật nhất là liên hoan phim quốc tế Locarno được tổ chức trong hơn 10 ngày vào đầu tháng 8 hàng năm. Liên hoan này có thể sánh ngang với liên hoan phim Cannes cả về chất lượng phim ảnh và sự nổi tiếng của diễn viên và hiện nay được xếp trong số 5 liên hoan phim hàng đầu trên thế giới. Liên hoan này có màn ảnh rộng ngoài trời có thể chiếu phim cho 7500 người xem hàng đêm, cùng với 12 điểm chiếu khác vào ban ngày.

Bạn có thể chọn cho mình một tour gia re đi du lịch Thụy Sĩ tại cty du lịch Đất Việt ngay hôm nay

Việt Nam độc đáo những lễ hội đua ngựa dịp xuân về

Các chú ngựa thồ quanh năm gắn với cuộc sống thường nhật của người dân bỗng trở nên dũng mãnh và quyết liệt trong các lễ hội đua ngựa sôi động.

1. Lễ hội đua ngựa ở gò Thì Thùng, Phú Yên

Vào mỗi dịp xuân về, những chú ngựa thồ quanh năm gắn với cuộc sống thường nhật của người dân ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên lại có cơ hội tham gia vào hội đua ngựa, một trong những hoạt động văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây.

Hàng trăm người cổ vũ hào hứng trong cuộc đua ngựa ở Phú Yên
Nhiều năm nay, hội đua ngựa truyền thống ở gò Thì Thùng đã thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách gần xa về tham dự. Những kỵ sĩ tham gia cuộc đua đều là những người nông dân chân chất, sống ở các xã trong vùng. Để chuẩn bị cho hội đua ngựa này, từ trước tết, những chàng trai trong làng đã ra sức chăm chút cho những ngựa thồ để trở thành những chiến mã oai phong.

Điểm đua ngựa ở gò Thì Thùng là một khoảng đất rộng, bằng phẳng. Những chú ngựa hàng ngày thồ hàng, lên rẫy giờ được khoác thêm tấm vải màu và đánh số cho thêm phần long trọng. Những kỵ sĩ được khoác áo màu sắc để phân biệt.

Lệnh xuất phát là tiếng tù và của ban tổ chức. Sau một hồi tù và vang lên, các kỵ sỹ thúc ngựa phóng nhanh về phía trước trong tiếng trống thúc giục rộn rã và tiếng reo hò cổ vũ của khán giả vang dội hai bên đường. Sau cuộc đua, tất cả mọi người đều ngồi vào mâm cỗ mà mọi người đi dự hội đã mang theo, đóng góp từ trước như vài cân gạo nếp, con gà, con vịt... cùng nhau vui vẻ mà không tốn nhiều chi phí. Họ cùng nâng cốc chúc tụng nhau một năm mới gặp nhiều niềm vui và những điều tốt lành trong cuộc sống.

2. Tưng bừng lễ hội đua ngựa Bắc Hà, Lào Cai

Nhiều năm trước đây, ở vùng Bắc Hà, Lào Cai mỗi độ xuân về, khi những cành hoa đào, hoa mơ, hoa mận bung sắc thắm trên khắp các nẻo đường là lúc người dân nô nức kéo về sân dinh thự của Hoàng A Tưởng để xem hội đua ngựa, bắn súng.

Những chú ngựa thồ hàng ngày trở nên dũng mãnh trong cuộc đua
Trên trường đua, các trai bản được nai nịt gọn gàng, oai vệ cầm súng trên tay. Khi nghe tiếng súng hiệu lệnh, họ rạp mình trên lưng ngựa, phi như bay. Đến gần đích, những kỵ mã chân đất đều nhảy thật nhanh xuống đất, nhằm bia bắn liền 5 phát súng rồi cướp quả cầu đỏ, nhảy lên ngựa quay về điểm xuất phát. Ai vừa nhanh, vừa bắn súng trúng đích nhiều nhất là người chiến thắng.

Những năm gần đây, giải đua ngựa đã có nhiều thay đổi, thời điểm đã chuyển sang tháng 6 mùa hè nhưng không kém phần sôi động và hào hứng. Mỗi năm, lễ hội đua ngựa này lại được tổ chức một cách quy mô và bài bản hơn, thu hút hàng vạn khách du lịch từ khắp nơi kéo về tham dự.

Trường đua ngựa ngày nay là sân vận động lớn có tường rào kiên cố và đua theo tốp 5 ngựa. Ngựa nào về đích nhanh nhất thì thắng và có quyền tiếp tục vào vòng trong. Vòng chung kết sẽ chọn ra giải nhất, nhì, ba và khuyến khích. Hội đua ngựa hàng năm đã trở thành một lễ hội độc đáo của người dân Tây Bắc, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của người dân bản địa.

Điểm ấn tượng trong cuộc đua ngựa là những chiến mã đều là những chú ngựa hàng ngày thồ hàng lên nương rẫy. Kỵ mã cũng là những chàng trai hiền lành chân chất, quanh năm quanh quẩn với ruộng nương, núi rừng giờ trở nên oai phong trên lưng ngựa chỉ với một chiếc mũ nhựa bảo hiểm, leo lên lưng ngựa phi mà không cần yên, không cần bàn đạp giữ chân. Họ thể hiện sự dũng cảm, bản lĩnh và tài năng trong tiếng cổ vũ reo vang không ngớt của khán giả.

3. Lễ hội chọi ngựa Hà Giang

Đấu ngựa là trò chơi lúc nông nhàn của người dân xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang, Hà Giang thuở xa xưa, vào hai dịp Tết Nguyên đán và rằm tháng 7. Tuy nhiên nhiều năm qua, tập tục truyền thống của dân tộc Tày đã vắng bóng và mới được khôi phục lại năm 2013. 

Hai chú ngựa lao vào nhau trong cuộc chiến tranh giành ngựa cái 
Theo quy định, giải đấu ngựa sẽ được tổ chức hai lần mỗi năm, vào rằm tháng Giêng và rằm tháng 7 âm lịch tại khu du lịch sinh thái Thủy Lâm Viên để phục vụ bà con và du khách thập phương.

Ngay từ trước ngày thi đấu, những con ngựa to khỏe, dũng mãnh nhất đã được tuyển lựa và chăm sóc kỹ lưỡng. Chúng được tập luyện và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đặc biệt. Trừ trời lạnh, còn ngày nào cũng phải tắm cho ngựa một lần. Hàng ngày, ngựa phải được lên đồi cao ăn cỏ, hít thở không khí trong lành. Mỗi con ngựa được xích riêng một nơi để tránh cắn nhau.

Thể thức thi đấu loại trực tiếp để chọn lựa các cặp ngựa chiến thắng thi đấu vòng chung kết. Trước khi giao đấu, hai chú tuấn mã được đưa ra "ngửi hít" một con ngựa cái làm mồi nhử. Sau khi ngựa cái được dắt đi, hai chú ngựa đực xông vào nhau bắt đầu cuộc chiến tranh giành. Chúng đá, cào, tát... để giành chiến thắng.

Những tiếng gầm gừ, rú rít cùng tiếng cổ vũ, phấn kính reo hò của những người tham dự cuộc chọi ngựa vang lên trong không gian yên tĩnh của núi rừng. Chú ngựa nào bị đuổi ra ngoài là thua cuộc. Vì thế, cuộc đấu ngựa chính là cuộc chiến tranh giành bạn tình.

Năm qua, việc khôi phục giải đấu ngựa đã góp phần lưu giữ được truyền thống của người dân tộc Tày và tạo nên một lễ hội đặc sắc hấp dẫn du khách khi đến với cao nguyên Hà Giang.

Những lễ hội tháng Giêng không thể bỏ qua

Trong suốt tháng đầu năm, các vùng miền trên cả nước đều tưng bừng tổ chức lễ hội với nhiều hoạt động sôi nổi và hấp dẫn. Dưới đây là một số lễ hội trong tháng Giêng không thể bỏ qua.

Lễ hội núi Bà Đen, Tây Ninh


Hội xuân núi Bà Đen năm nay được khai mạc đúng mùng 4 Tết Nguyên Đán và kéo dài đến hết tháng Giêng. Đây là lễ hội truyền thống nổi tiếng Tây Ninh và các tỉnh Đông Nam Bộ. Du khách có thể lên chùa Bà trên núi bằng cách đi bộ hoặc hệ thống máng trượt, cáp treo. Ngoài hành hương lễ Phật đầu năm, núi Bà Đen với độ cao 968 m còn là thử thách thú vị với nhiều bạn trẻ mê chinh phục.

Lễ hội chùa Hương, Hà Nội


Lễ hội Chùa Hương năm nay với chủ đề “Lễ hội Du lịch – Chùa Hương nét đẹp truyền thống Văn hóa Việt” sẽ chính thức khai hội vào ngày 6 tháng Giêng, và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội kéo dài nhất cả nước. Đến với lễ hội, du khách không chỉ được tham gia vào hành trình về cõi Phật mà còn được đắm mình trong không gian của non nước mênh mông với hàng giờ ngồi thuyền ngắm cảnh.

Hội cầu ngư, Huế


Hàng năm vào ngày 12 tháng Giêng, cư dân Thái Dương Hạ, Thuận An lại long trọng tổ chức hội Cầu ngư. Trò diễn bủa lưới trong hội cầu ngư sẽ được tổ chức trước đình làng. Sau đó là cuộc đua thuyền trên phá của các xã lận cận. Kết thúc buổi lễ là buổi cơm thân mật giữa quan khách và dân làng ở địa phương. Lễ hội cầu ngư được tổ chức để tỏ lòng nhớ ơn vị cai canh làng là Trương Thiều, được gọi một cách kính cẩn là Trương Quý Công.

Hội Lim, Bắc Ninh


Hội Lim là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, chính hội được tổ chức vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du. Đến với lễ hội, du khách không chỉ được lắng nghe những câu hát quan họ say đắm lòng người, từ hát mời trầu, gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng; mà còn được tham gia nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm.

Hội Đền Trần, Nam Định


Năm nay, lễ hội Đền Trần sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 16 tháng Giêng với hai nghi thức được khôi phục là rước nước và tế cá. Lễ phát ấn cho nhân dân và khách thập phương bắt đầu từ 7h sáng ngày 15 tháng Giêng (14/2). Ấn Đền Trần sẽ được phát tại 3 nhà là nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa và một điểm trong khu vực vườn cây đền Trần.

Lễ hội hoa đặc sắc ở Thái Lan

Thành phố “hoa hồng của phương Bắc” - Chiang Mai cuốn hút du khách thập phương bởi lễ hội hoa diễn ra từ ngày 7 đến 9/2.

Cách Bangkok hơn một giờ bay, thành phố văn hóa hơn 700 năm tuổi Chiang Mai hấp dẫn du khách bởi cuộc thi tài năng nhí Little Miss and Master China, hội chợ ẩm thực Trung Hoa, các hoạt động biểu diễn văn hóa và âm nhạc. Thành phố “hoa hồng của phương Bắc” này còn tổ chức lễ hội hoa Chiang Mai (Chiang Mai Flower Festival). Trong thời gian diễn ra lễ hội, Suan Buak Hat, công viên duy nhất của thành phố, sẽ được bao phủ bởi tấm thảm hoa lộng lẫy. Tại đây, bạn được chiêm ngưỡng màn đua hương sắc của những bông hoa đẹp, đặc biệt là Damask, loài hoa hồng chỉ có ở Chiang Mai. Lễ rước hoa diễn ra vào ngày khai mạc 8/2 sẽ quy tụ những chiếc thuyền hoa rực rỡ. Đây cũng là tác phẩm nghệ thuật kỳ công được kết thành hình ảnh các đền thờ, con vật hay câu chuyện có trong truyền thuyết theo chủ đề Phật giáo.


Ngoài ra, trong khuôn khổ lễ hội hoa, một số hoạt động bên lề thú vị kéo dài 3 ngày từ 9h đến 24h tại công viên Suan Buak Hat như cuộc thi hoa đẹp nhất, hoa nở đẹp nhất (Miss Flower and Miss Flower Blooming Beauty Contest), triển lãm nông nghiệp, vườn cảnh mini, hội chợ sản phẩm địa phương, bán cây trồng và hoa, các buổi hòa nhạc nhỏ... cũng được du khách quan tâm.

Trước lễ hội hoa và lễ Tết Nguyên đán, Chiang Mai còn có Ô Bor Sang diễn ra từ ngày 17 đến 19/1. Đây là cơ hội để du khách chiêm ngưỡng nhiều nghề truyền thống nổi tiếng ở thành phố này. Ngoài các lễ hội, Chiang Mai còn có nhiều điểm đến thu hút khác như Wiang Kum Kam, vườn quốc gia Doi Inthanon, Doi Suthep-Doi Pui, vườn Ratchaphruek, nhiều ngôi chùa Wat Chedi Luang, Wat Cha Long và sở thú Chiang Mai - nơi gấu trúc nổi tiếng Lin Hui dự kiến sinh chú gấu trúc con thứ hai trong tháng này.


Thời gian này, Thái Lan cũng đang tưng bừng các hoạt động chuẩn bị cho dịp lễ Tết Nguyên đán (24/1-4/2), được tổ chức ở nhiều thành phố lớn mang đậm màu sắc Trung hoa. Cách thủ đô Bangkok 250km, thành phố ven biển Hua Hin tưng bừng trong các hoạt động múa rồng, lân, gian hàng ẩm thực… Trong khi đó, Pattaya chào đón du khách với màn trình diễn múa lân, rồng ngoạn mục trên cột gỗ, các show diễn ảo thuật, trình diễn đa phương tiện và đặc biệt là cuộc thi tài năng Miss Pattaya China Girl tôn vinh nhan sắc người Thái gốc Hoa.


Trong khi đó, Phuket lại hút khách với màn đốt pháo, múa lân đặc sắc, các chương trình mua sắm giảm giá… Ngoài ra, hội chợ Wat Chalong với các gian hàng ẩm thực, quần áo, phụ kiện cùng nhiều hoạt động giải trí, mua sắm tại tuyến phố đi bộ Thalang dịp cuối tuần cũng đem lại nhiều trải nghiệm mới lạ cho bạn.

Bên cạnh việc tổ chức các chương trình lễ Tết, "xứ sở của những nụ cười" cũng chú ý triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho du khách như phân làn đường đặc biệt cho xe chở khách du lịch, bản đồ các địa điểm biểu tình…

Đền Bà Chúa Kho

Những ngày đầu năm, người người đến đền Bà Chúa Kho xin lộc, mong một năm tốt lành và nhiều thuận lợi trong công việc buôn bán làm ăn.

Đền Bà Chúa Kho, Bắc Ninh, cách Hà Nội 25 km, nổi tiếng linh thiêng về cầu làm ăn buôn bán. Năm hết, người người đã đến vay bà Chúa đầu năm lại đến làm lễ để trả cái lễ đã vay.

Người ta vẫn bảo, có vay ắt có trả, đã vay rồi, có lãi có lời thì đến cuối năm nhớ đem trả Bà Chúa cái đã vay, có như thế mới mong giữ lại được lộc. Rủi có ai đã vay mà quên trả, sẽ lại tay trắng hoàn tay. Tâm linh người Việt có xin có đáp đền. Bởi thế mà đầu năm nườm nượp người đến vay Bà Chúa, mong một năm làm ăn thuận lợi, tiền bạc rủng rỉnh để rồi cuối năm tầm tháng 11 âm lịch, người ta đổ về đền Bà Chúa Kho xin trả.

Đền Bà Chúa Kho năm nào cũng tấp nập người đến xin lộc buôn bán, làm ăn
Tương truyền, Bà Chúa Kho là người phụ nữ nhan sắc tuyệt trần, lại khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong và sau chiến thắng Như Nguyệt (1076), có công chiêu dân dựng lập làng xóm vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Ðồng, giúp mọi người khai khẩn đất đai nông nghiệp... Sau này bà trở thành hoàng hậu (thời Lý), giúp nhà vua trong việc kinh bang đất nước, giữ gìn kho lương. Bà bị giặc giết trong lúc phát lương cứu đỡ dân làng. Cảm kích đối với tấm lòng bao dung của bà, nhà vua đã có chiếu phong bà là Phúc Thần. Nhân dân Cô Mễ nhớ ơn và lập đền thờ ở vị trí kho lương trước kia.

Đền Bà Chúa Kho được dân gian truyền gọi là "Ngân hàng địa phủ". Ngôi đền nổi tiếng này được giới buôn bán làm ăn đặc biệt hay lui tới. Nhiều người bảo đền linh thiêng lắm, cầu xin ắt được như ý. Quanh năm đền đông khách vào ra thắp hương xin lộc, thành tâm cúng bái.

Mâm đồ lễ tùy tâm người đến cửa đền
Ðền nhìn về hướng nam. Cổng tam quan là công trình mở đầu cho cụm kiến trúc này, các công trình kiến trúc chính của đền gồm sân đền, hai dải vũ, toà tiền tế, công đệ nhị và hậu cung, tất cả tạo thành một thể thống nhất, uy nghi.

Xung quanh đền có hàng trăm cửa hàng lớn nhỏ buôn bán đồ cúng lễ. Vào dịp lễ hội cuối năm và đầu năm, các phường bán đồ tế nhộn nhịp người vào ra. Người mua cần thứ gì, không biết cần có những gì trên mâm lễ, chưa biết đặt tiền vàng ở đâu cho đúng chỗ có thể nhờ người bán hàng. Mâm lễ được sắp tùy tâm người đến cửa Đền, đôi khi chỉ đơn giản là thẻ hương, bông hoa với vài ba tập tiền âm phủ, có người cầu kì thì con gà đĩa xôi, không thì cũng làm một mâm ngũ quả đủ đầy. Bước vào cổng đền, thắp nén hương lên bàn thờ Bà Chúa, thành tâm cầu khấn.

Hàng trăm người thành tâm cầu khấn bà Chúa
Một năm mới lại đến, cửa đền Bà Chúa Kho rộng mở đón du khách thập phương về tham quan và cầu một năm nhiều thuận lợi về tiền bạc, làm ăn.

Tháng 12 với nhiều lễ hội hấp dẫn trên khắp thế giới

Lễ hội là hoạt động thể hiện rõ nhất những nét văn hóa truyền thống và phong tục tập quán của từng quốc gia, dân tộc. Trên thế giới lễ hội được tổ chức quanh năm với nhiều phong cách đa dạng, độc đáo.

Cùng Đất Việt Tour điểm qua những lễ hội đặc sắc nhất diễn ra vào tháng 12 hằng năm tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới:

NHỮNG LỄ HỘI THÁNG 12 Ở VIỆT NAM

Lễ hội Gò Tháp – Đồng Tháp Mười

Năm nay, lễ hội Gò Tháp còn được tổ chức vào ngày 16/3 và 16/11 (âm lịch), tức 18/12 (dương lich). Đây là lễ hội đặc sắc và quy mô nhất của người dân vùng Đồng Tháp Mười.


Tham dự lễ hội này, du khách sẽ có dịp tham quan các di tích cổ như: Gò Tháp Mười, Tháp Cổ tự, miếu Bà Chúa Xứ,…

Sau khi tham gia các nghi lễ, du khách còn được hoà mình vào không khí lễ hội dân gian, chiêm ngưỡng các màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc và thưởng thức nhiều loại đặc sản và trái cây của vùng sông nước Nam Bộ.

Lễ hội Mừng lúa mới của người Êđê

Theo phong tục truyền thống của đồng bào Êđê và các dân tộc Tây Nguyên như Gia Rai, Ba Na, Xơ-đăng, M’Nông… hằng năm sau mùa gặt hái, bắt đầu từ cuối tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, dân làng nơi đây sẽ cùng tổ chức lễ hội Mùa xuân hay còn gọi là lễ Mừng lúa mới.

Vào dịp này, mọi gia đình đều làm lễ ăn cơm mới để tạ ơn trời đất, thần lúa, tổ tiên cầu mong cho mùa màng bội thu… Sau nghi thức rước hồn lúa, các già làng chủ trì tổ chức cúng lễ trong buôn làng của mình để cầu mưa thuận, gió hòa, mọi người khỏe mạnh.

Lễ hội diễn ra trong suốt 7 ngày đêm, không khí khắp các buôn làng càng lúc càng rộn ràng, náo nhiệt, tiếng chiêng, tiếng trống vang cả núi rừng.

Trong những ngày lễ hội người Êđê còn có các sinh hoạt văn hóa đặc sắc như kể sử thi, thổi kèn đing năm, đing Ktút, múa chim grứ, hát dân ca…

Mừng lúa mới là một phong tục của người Êđê cũng như các dân tộc Tây Nguyên, là dịp để cả cộng đồng nghỉ ngơi, vui chơi, tận hưởng thành quả sau một năm lao động .

Lễ hội này còn mang ý nghĩa nhắc nhở mọi người nhớ về cội nguồn và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường,…

MÙA LỄ HỘI Ở NHẬT BẢN

Tháng 12 là mùa lễ hội của xứ sở “mặt trời mọc”, trong đó có 2 lễ hội quan trọng được nhiều người chờ đón nhất.

Chichibu Yomatsuri – Lung linh ánh sáng pháo hoa

Lễ hội đêm Chichibu Yomatsuri được tổ chức thường niên vào 3 ngày đầu tháng 12 tại thành phố Chichibu, Nhật Bản. Đây là một trong những sự kiện nổi bật thu hút du khách từ khắp mọi nơi háo hức đổ về tham dự.

Những ai đến dự hội sẽ có dịp thưởng thức nhiều món ăn đặc sản của Nhật Bản và nếm Amazake – một loại rượu gạo ngọt đặc trưng làm ấm lòng du khách vào mùa đông giá lạnh.


Đặc biệt nhất là vào ngày 3/12 du khách sẽ được chiêm ngưỡng những chiếc thuyền và kiệu rực rỡ tượng trưng cho các vị thần bảo trợ được rước qua khắp các con phố hướng về quảng trường phía trước tòa thị chính.

Tiếp đó là màn bắn pháo hoa đầy thú vị lung linh, sáng rực cả một góc trời. Từ xa, du khách có thể dễ dàng nhìn thấy ánh sáng pháo hoa lấp lánh nhiều màu sắc bao phủ lên bầu trời và những con thuyền được trang trí lộng lẫy.

Lễ hội Ako Gishi-sai

Ngày 14/12 hằng năm, lễ hội Ako Ghishi – sai được tổ chức trên toàn nước Nhật. Lễ hội được bắt đầu từ một câu chuyện vô cùng nổi tiếng trong lịch sử liên quan đến những thủ lĩnh Samurai của người Nhật Bản.


Đến dự lễ hội, du khách còn được hòa mình vào dòng người tham gia diễu hành trong trang phục Samurai và Kimono truyền thống.

Trong dịp này, những truyền thuyết dân gian Nhật Bản cũng sẽ được tái hiện lại thông qua các vở ca kịch.

Đây là cơ hội tốt cho những ai yêu thích và muốn tìm hiểu thêm về văn hóa đặc trưng của xứ sở “Hoa anh đào”.

ẤN ĐỘ – LỄ HỘI HORNBILL

Nếu muốn tìm hiểu những nét văn hóa mới lạ, du khách hãy đến với lễ hội Hornbill diễn ra vào tuần đầu tiên của tháng 12 hằng năm ở Nagaland, Ấn Độ.

Đây là một lễ hội vô cùng độc đáo diễn ra ở vùng đồi núi phía tây bắc Ấn Độ, nơi tập trung rất nhiều bộ lạc dân tộc. Tại đây, du khách sẽ vô cùng thích thú trước những món đồ thủ công được làm khéo léo, xem cuộc thi marathon, đua xe địa hình, triển lãm ảnh…

Ngoài ra, các màn trình diễn âm nhạc và nhảy múa điêu luyện của cư dân bản địa cũng sẽ làm du khách say mê.

Những ai đến đây còn được thưởng thức những món ăn địa phương có ớt Bhoot Jholakia – loại ớt cay nhất thế giới.

CHÂU ÂU RỘN RÀNG MỪNG LỄ GIÁNG SINH

Giáng sinh là ngày lễ trọng đại của người dân các nước phương Tây. Trước ngày lễ, khắp nơi đã tưng bừng không khí Giáng sinh, mọi người đều lo sửa sang, lau dọn nhà cửa, trang hoàng cây thông Noel thật lộng lẫy. Đêm xuống, tất cả phố xá trở nên tấp nập, nhộn nhịp bởi từng dòng người đổ ra đường vui chơi, hay đến nhà thờ dự thánh lễ.

Nghi lễ mừng Giáng Sinh được tiến hành từ 10 giờ đêm cho tới tận khuya, sau đó ai nấy trở về nhà sum họp cùng gia đình hoặc rủ nhau đến các khu vui chơi để cùng ca hát, khiêu vũ và trò chuyện với bạn bè…

Bữa tiệc Giáng sinh ấm áp thường diễn ra vào khuya 24 hoặc sáng ngày 25/12 thật thịnh soạn với rất nhiều món ngon và không thể thiếu bánh ngọt cùng gà tây quay truyền thống.
Trên bàn tiệc, hoa, nến, đèn và thiệp mừng được trang trí cầu kỳ, đẹp mắt. Trước bữa ăn, mọi người sẽ cùng nhau mở quà từ những chiếc vớ treo trên cây thông.

Lễ hội đặc biệt này từ lâu đã hiện diện trong đời sống tinh thần của người phương Tây và đã lan truyền rộng ra khắp nơi trên thế giới. Giáng sinh mang đến cảm giác ấm áp, an lành, là dịp để mọi người quây quần, bày tỏ tình yêu thương…
Ngoài những lễ hội kể trên, còn rất nhiều lễ hội đặc sắc được diễn ra vào dịp cuối năm trên khắp thế giới.

Tùy vào điều kiện và sở thích của mình, du khách hãy lựa chọn một chuyến du lich gia re phù hợp để có thể tham dự những lễ hội đặc sắc và hiểu rõ hơn về nét đẹp văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc.


Trúc Linh – Đất Việt Tour

Sôi động "thế vận hội" kiểu thổ dân ở Brazil

Sự kiện được đánh giá như Olympic của thổ dân này được những du khách ưa khám phá yêu thích.

Trong khi cả triệu khán giả và báo giới hướng về Brazil để chờ đợi World Cup 2016, ít người biết rằng có một sự kiện độc đáo trong nước đang diễn ra trong tuần qua và cũng không kém phần thú vị. 


Đây là lễ hội tôn vinh các trò chơi, phong tục truyền thống của thổ dân ở Brazil, được tổ chức lần thứ 12, với sự tham gia của gần 1.500 đối thủ. Sự kiện này được khơi nguồn từ năm 1996.


Tới tham dự sự kiện thể thao truyền thống độc đáo này, du khách được chiêm ngưỡng những vận động viên thổ dân trong trang phục truyền thống, mái tóc buông lơi hoang dã và khuôn mặt được sơn vẽ rất ấn tượng. Họ đến từ 49 bộ tộc khác nhau ở vùng Cuiaba, Mato Grosso, Brazil như Kaypo Mekrangnoti, Rikbaksta...


Vận động viên đến từ các bộ tộc khác nhau mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình, để tôn vinh vẻ đẹp văn hóa, bản sắc của dân tộc mình và truyền tải thông điệp về sự tồn tại của mình đến với thế giới văn minh.


Ngoài các bộ tộc ở Brazil, lễ hội ngày nay đã mở rộng và cho phép nhiều dân tộc khác trên thế giới tham gia. Một trong số đó là bộ tộc Bakairi của Ấn Độ với những điệu múa độc đáo. Phần thưởng cho kỳ thi không phải là huy chương vàng, bạc, đồng mà là những huy chương được khắc thủ công, lấy từ vật liệu tự nhiên trong khu rừng. 


Sự kiện được đón chờ nhất trong lễ hội này là huka huka, một bộ môn chơi bóng trong đó người tham gia chỉ được dùng đầu để tâng bóng và không được để bóng chạm mặt đất. 


Ngoài huka huka, du khách còn có cơ hội “mục sở thị” đủ loại hình thể thao thú vị khác như: thi bắn cung, thi vác gỗ chạy, chèo thuyền, kéo co… Lễ hội kéo dài tới tận ngày 16.11. 

Chuyên mục văn hoá giải trí của VnExpress

.

© 2017 www.blogthuthuatwin10.com

Tầng 5, Tòa nhà FPT Cầu Giấy, phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: nguyenanhtuan2401@gmail.com
Điện thoại: 0908 562 750 ext 4548; Liên hệ quảng cáo: 4567.