Hiển thị các bài đăng có nhãn Tâm linh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tâm linh. Hiển thị tất cả bài đăng

Về Cần Thơ cùng tham gia những lễ hội lớn trong năm

Do đặc điểm sống chung của 3 dân tộc Việt Khơmer - Hoa, Cần Thơ có khá nhiều lễ hội. Số lễ hội này bắt nguồn từ tập quán cổ truyền hoặc do tín ngưỡng dân gian của mỗi dân tộc tạo nên.

Lễ hội Chùa Ông 

Những ngày rằm hàng tháng đều có lễ cúng thánh thần. 


Ngày lễ lớn trong năm là mùng 7 tháng 7 âm lịch có “Lễ Vu Lan” kéo dài từ 2 -3 ngày. Ngoài ra, còn có các ngày vía (theo ngày âm lịch): ngày 2/2 ngày vía ông Bổn, ngày 23.3 lễ vía Thiên Hậu Thánh mẫu, ngày 13/ 5 lễ vía Quan Bình; ngày 24/ 6 lễ vía Ông còn gọi là lễ vía Quan Thánh Đế; ngày 30/ 10 lễ vía Quan Châu. 


Vào những ngày lễ Tết, đông đảo dân làng và khách từ các địa phương đến cúng. Loại nhang được dùng nhiều nhất trong lễ cúng là nhang khoanh, những cuộn nhang được treo lên từ nhỏ đến lớn buông xuống tạo thành hình xoắn ốc, giữa vòng xoắn ốc ấy có treo lủng lẳng một miếng nhựa màu vàng, trên đó ghi tên người cúng bằng tiếng Hoa, khói nhang bay phảng phất tỏa mùi thơm tạo thành một bầu không khí trang nghiêm và huyền ảo. 



Lễ hội cúng đình Bình Thủy
Hàng năm, tại Đình Bình Thủy, ngoài các lễ cúng tế vào ngày rằm mỗi tháng và Tết Nguyên Đán, đình còn có 2 kỳ lễ hội lớn gắn liền dấu ấn sản xuất nông nhiệp, được tổ chức long trọng:Lễ Hạ điền: Cúng đất đai bắt đầu vụ mùa mới (rằm tháng 4 Âm lịch).


Lễ Thượng điền: Tạ ơn và cúng ruộng đồng nghỉ ngơi (rằm tháng chạp Âm lịch).



Trong những ngày này, khách thâp phương và dân làng tấp nập về dự lễ cúng đình, tế lễ. Sau phần lễ gồm có việc rước sắc thần cầu cho Quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt bội thu là đến phần hội, đua thuyền, đô vật, các đoàn hát bội, cải lương được mời về biểu diễn cho dân xem, thi múa lân, hát xếp, hát tuồng… cho đến thâu đêm.

Lễ Cholchonam Thomay 




Ðón năm mới trong ba ngày 13,14,15 tháng 3 Âm lịch, nếu là năm nhuận thì lùi lại 1 ngày, lễ đưa nước - OkomBook (Tháng 10 Âm lịch), lễ cúng Ông bà - Dolta (Tháng 8 Âm lịch) của đồng bào Khmer, được tổ chức vui tươi trang trọng tại tất cả các chùa Khmer. 




Trong lễ hội có nhiều trò chơi dân gian độc đáo như múa lâmthol, hát dù kê, đua ghe ngo, thả đèn gió.

4 điểm du lịch hành hương linh thiêng tại Myanmar

Myanmar là một điểm đến thu hút du khách bởi những công trình tôn giáo độc đáo, nguy nga, tráng lệ. Với khoảng gần 90% dân số theo đạo Phật, Myanmar được xem là vùng đất thiêng của Phật giáo với những ngôi chùa vàng, các vị sư áo đỏ, những tu viện cổ kính, là một điểm hành hương hấp dẫn bao du khách.

1. Chùa vàng Swedagon (Yangon)


Swedagon là ngôi chùa linh thiêng nhất Myanmar hiện nay, được xây dựng cách đây 2500 năm, có trước khi Đức Phật qua đời.

Tại đây có lưu giữ 4 báu vật thiêng liêng đối với các tín đồ Phật giáo, gồm cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm, một mảnh áo của Phật Ca Diếp, và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca. Đỉnh tháp vàng của chùa cao tới 98 mét.

Chùa vàng Swedagon được chọn là biểu tượng vàng của đất nước Phật Giáo này.

2. Chùa vàng Shwezigon (Bagan)


Chùa Shwezigon được xây dựng vào thế kỉ 12, nằm trong khu di tích quần thể cố đô Bagan xưa với hàng ngàn ngôi đền lớn nhỏ, là ngôi chùa vàng lớn thứ hai ở Myanmar, là ngôi chùa cổ xưa nhất và linh thiêng nhất tại thủ đô Bagan.

Vua Anawrahta xây dựng chùa để cất giữ một số xá lợi của Phật, trong đó có một bản sao của xá lợi răng thiêng liêng ở Kandy, Sri Lanka.


Ngôi chùa này có cấu trúc chùa tháp lộng lẫy giống như chùa Swedagon nổi tiếng ở Yangon. Bảo tháp chính của chùa có hình chuông được mạ vàng và đặt trên một nền hình vuông trông rất vững chắc và hoàn toàn đối xứng. Phía dưới đỉnh tháp treo rất nhiều những chiếc chuông nhỏ. Có 4 dãy cầu thang dẫn lên bảo tháp.

Từ xa các bạn chiêm ngưỡng được vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ của ngôi chùa.

3. Đền Mahamuni


Mandalay là cố đô của Miến Điện, nơi đây tập trung rất nhiều đền, chùa và số lượng người tu hành kỷ lục. Đền Mahamuni là biểu tượng vàng của Mandalay, được xây dựng từ thế kỷ 18.

Đến với đền Mahamuni, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng tượng Phật cao 4m, nặng 6,5 tấn và được dát một lớp vàng dày tới 15cm – do hàng năm các tín đồ Phật giáo vẫn tới đây cúng lễ và tiếp tục dát thêm vàng lên tượng.

4. Hòn đá vàng Golden Rock


Ngôi chùa Kyaiktyo được xây dựng vào năm 574 trước công nguyên, là một trong những ngôi chùa nổi tiếng và độc đáo nhất ở Myanmar.

Nằm cách Yangon hơn 200km, hòn đá vàng nằm ở độ cao 1.100m, cùng với ngôi chùa nhỏ bé Kyaiktyo tạo nên một quần thể di tích vô cùng độc đáo. Golden Rock nổi tiếng bởi sự chênh vênh (phần tiếp xúc với núi chỉ vỏn vẹn 78 cm2) và bề mặt được dát vàng.

Có truyền thuyết cho rằng bên trong hòn đá có cất giấu một sợi tóc của Đức Phật nên sẽ không bao giờ bị phá hủy. Vì vậy, Golden Rock trở thành một điểm hành hương của nhiều du khách.

Muốn được vào ngôi chùa Kyaiktyo ở tận trên đỉnh, bạn chắc chắn phải vượt qua hòn đá vàng kỳ lạ này. Tuy nhiên chỉ có nam giới mới được tới gần Golden Rock, còn phụ nữ chỉ có thể ngắm hòn đá từ xa mà thôi.






Những cảnh chùa trong hang đẹp nhất thế giới

Sau khi ngắm những bức ảnh dưới đây, rất có thể bạn sẽ muốn bỏ tất cả để tới thăm một trong những ngôi chùa trong hang động tự nhiên này.

Sự biệt lập của các ngôi chùa này càng khiến cho du khách cảm thấy thanh thản và yên bình hơn khi tới đây. Một số ngôi chùa thu hút bởi chiều cao ấn tượng, một số khác lại nổi bật bởi kho tàng tâm linh ẩn sâu bên trong.

Hang Datdawtaung, Mandalay, Myanmar

Hang Datdawtaung nằm cạnh thị trấn nhỏ Kyauk Sel, gần thành phố Mandalay. Hang có nhiều pho tượng Phật và một ngôi chùa nhỏ.


Chùa hang Khao Luang, Phetburi, Thái Lan

Hang được biến thành chùa với rất nhiều tượng Phật, trong đó có một pho tượng nằm khổng lồ và nhiều di tích Phật giáo khác. Các vị sư luôn mỉn cười với khách du lịch. Bạn nên đến sáng sớm hoặc chiều muộn bởi lúc này chùa không đông khách.


Hang Pindaya, Pindaya, Myanmar

Các hang Pindaya nằm cạnh thị trấn Pindaya, vùng Shan. Đây là những điểm linh thiêng tôn giáo của người Myanamar và cũng là nơi thu hút khách du lịch. Có 3 hang, nằm theo hướng Bắc - Nam, nhưng chỉ có duy nhất hang nằm phía Nam là có thể khám phá.


Hang Phraya Nakhon, Vườn Quốc gia Khao Sam Roi Yot, Thái Lan

Một trong những điểm nổi tiếng nhất và được chụp ảnh nhiều nhất Thái Lan là hang Phraya Nakhon tại tỉnh Prachuap Khiri Khan (cách phía Nam Hua Hin khoảng 45 phút lái xe). Hang nằm trong Vườn Quốc gia Khao Sam Roi Yot. Từ trong hang, bạn có thể nhìn thấy phong cảnh núi đồi, rừng cây và biển.


Grottoes Vân Cương, Sơn Tây, Trung Quốc

Hang động Vân Cương có ngôi chùa Phật giáo cổ xưa gần thành phố Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây. Đây là những ví dụ điển hình tuyệt vời về kiến trúc đá cắt và là một trong ba điểm nổi tiếng về điêu khắc Phật giáo cổ đại của Trung Quốc.


Đền Tham Erawan, tỉnh Nong Bua Lamphu, Thái Lan

Nằm trên một sườn núi đá vôi, Tham Erawan là một hang động lớn với một tượng Phật ngồi khổng lồ. Từ đây, bạn có thể phóng tầm mắt bao quát khung cảnh xung quanh. Quang cảnh thực sự đẹp khi hoàng hôn xuống.


Hang Sadan, tỉnh Kayin, Myanmar


Hang Ellora, Maharashtra, Ấn Độ

Ellora là một điểm khảo cổ học, cách thành phố Aurangabad, tỉnh Maharashtra về phía Tây Bắc 29km. Ellora nổi tiếng về các hang động và là một trong những Di sản Thế giới.


Yathae Pyan Cave, tỉnh Kayin state, Myanmar


Tượng Phật cao nhất thế giới

Lạc Sơn Đại Phật là pho tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới, được tạc vào vách núi ở miền nam tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.


Bức tượng mô tả Phật đang ngồi đặt tay trên gối. Người ta tạc bức tượng năm 713 trên vách đá Thê Loan, núi Lăng Vân, dãy Nga Mi thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.

Bức tượng cao 71m nằm ở chỗ hợp lưu giữa ba con sông lớn. Truyền thuyết kể lại rằng, nước sông chảy qua khu vực này rất hung dữ, khiến cho tàu bè qua lại thường xuyên bị đánh đắm.


Trăn trở tìm cách cứu giúp chúng sinh, hòa thượng Hải Thông đã chỉ đạo xây dựng bức tượng với hy vọng đức Phật có thể thuần hóa con nước.


Người ta bắt đầu xây dựng tượng Lạc Sơn Đại Phật năm 713 và hoàn thành 90 năm sau đó. Đá thừa trong quá trình khoét núi dựng tượng Phật được thả xuống sông. Chúng làm thay đổi dòng chảy của nước, khiến nó trở nên hiền hòa hơn.


Cũng theo truyền thuyết được nhiều người tin tưởng, vị hòa thượng Hải Thông đã tự khoét mắt mình để thể hiện lòng mộ đạo khi nguồn tài chính của công trình bị một tên tham quan địa phương nhăm nhe chiếm đoạt.

Sau khi hoàn thành, vai tượng rộng 28m, đầu tượng cao 14,7m, rộng 10m. Mắt tượng rộng 3,3m, mũi dài 5,6m và miệng rộng 3,3m.


Trải qua hơn 1.200 năm lịch sử, tượng đá Lạc Sơn Đại Phật vẫn thu hút rất đông người thăm viếng. Tháng 2/1982, Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đưa tượng Lạc Sơn Đại Phật vào danh sách quần thể văn hóa – tôn giáo trọng điểm toàn quốc.


Năm 1996, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đưa núi Nga Mi, bao gồm cả khu vực có tượng Lạc Sơn Đại Phật vào danh sách di sản thế giới.

Người dân sống ở khu vực này cho biết, dãy núi nơi tạc tượng Lạc Sơn Đại Phật có hình dáng Phật đang ngủ.

Chuyên mục văn hoá giải trí của VnExpress

.

© 2017 www.blogthuthuatwin10.com

Tầng 5, Tòa nhà FPT Cầu Giấy, phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: nguyenanhtuan2401@gmail.com
Điện thoại: 0908 562 750 ext 4548; Liên hệ quảng cáo: 4567.