Hiển thị các bài đăng có nhãn Xã hội - Những chuyện kỳ lạ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Xã hội - Những chuyện kỳ lạ. Hiển thị tất cả bài đăng

Xót xa nơi chôn cất hơn 6.000 thai nhi bị chối bỏ

Mỗi tháng, ít nhất có hơn 100 thai nhi bị chối bỏ được làm đại lễ và chôn cất tại nghĩa trang này. Mỗi buổi lễ như vậy, có hàng trăm người đến tự nhận là cha mẹ của những đứa bé.
Họ cầm trên tay những bình thủy tinh có chứa những hình hài bé bỏng, đưa ra tận mộ để các em có một nơi yên nghỉ xứng đáng một phần đời.
Bí mật những em bé không bao giờ cất tiếng khóc chào đời
Đặt chân tới cổng nhà thờ Tây Hạ, phường Hố Nai, TP Biên Hòa, Đồng Nai, chúng tôi được nhiều người ở đây tưởng nhầm là những cô gái trót lầm lỡ nên có ý khuyên nhủ. Khi hiểu chuyện, anh thanh niên hăng hái chỉ cho chúng tôi tới gặp một người phụ nữ tên Nguyễn Thị Căn – chuyên làm công việc thu nhặt thai nhi về đây làm lễ chôn cất.
Dù đã bước vào tuổi 50 nhưng cô Căn nom vẫn trẻ trung, hoạt bát. Cô bảo, có lẽ do làm công việc có ý nghĩa là thu nhặt các thai nhi nên cô thấy tâm hồn thanh thản, không lo âu sầu muộn. Thế nhưng, lần đầu tiên khi nhìn thấy một thai nhi, cô đã suýt chết ngất.
Nghĩa trang đặc biệt này có 10 hố huyệt tượng trưng cho 10 ngón tay ôm ấp những sinh linh vô tội
Cô vẫn còn nhớ rõ đó là một ngày cuối năm 2009, khi đang dọn dẹp phía bên trong nhà thờ Tây Hạ, cô Căn mở tủ lạnh ra thì phát hiện một hũ thủy tinh có chứa một cục máu đỏ sậm. Tò mò cô hỏi cha xứ Nguyễn Văn Tịch thì vị cha chỉ mỉm cười nói: “Đây là thai nhi đó!”. “Nghe xong, tôi sợ xanh mặt, không dám uống nước đá, không dám mở tủ lạnh nữa”, cô Căn kể.
Tuy nhiên, sau khi nghe cha xứ giải thích, đó là một trong những sinh linh vô tội bị chối bỏ do những lỡ lầm của các cô gái, chàng trai, cảm thương cho những em bé chưa kịp cất tiếng khóc chào đời, cô Căn cùng cha Tịch và nhiều người quyết định sẽ thành lập một nghĩa trang để có thể chôn cất những thai nhi. Và ngày 1/1/2011, công việc thu nhặt những thai nhi chính thức được tiến hành.
Địa bàn thu gom của họ ở khắp các tỉnh Đồng Nai, chủ yếu tại các phòng khám tư nhân. Ban đầu, các “chiến sĩ tình nguyện" phải đi bới từng thùng rác trước phòng khám để nhặt từng xác thai nhi đem bỏ hũ ướp lạnh. Có những thai nhi mới được 2, 3 tuần tuổi chỉ là những cục máu đỏ ngầu. Nhưng cũng có những thai nhi được 7, 8 tháng tuổi, thậm chí chỉ còn vài ngày nữa là cất tiếng khóc chào đời, đã thành hình hài là những đứa trẻ nằm co quắp, dây rốn vẫn còn quấn quanh mình, mắt nhắm nghiền, nom sầu khổ vô cùng.
Hiện 3 ngón tay chứa 6.000 thai nhi đã đầy
Sau này, nhiều bác sĩ biết chuyện nên xử lý thai nhi cẩn thận, đựng sẵn vào các hũ rồi gọi điện thoại cho họ tới lấy về. Có những tối 11h đêm, chỉ cần thấy số điện thoại của một phòng khám tư nhân nào đó gọi đến là cô Căn và những người bạn bỏ dở cả giấc ngủ để chạy xe tới đón các em về. Có những hôm, cô Căn nhận được những 5 sinh linh vô tội.
Thai nhi đem về được cha Tịch tắm rửa sạch sẽ, cho vào lọ đã sát trùng rồi để vào tủ đông lạnh. Thế nhưng, có những thai nhi đã nên hình dạng một đứa bé nên không cho vừa trong hũ thủy tinh. “Lần ấy, khi đưa thai nhi 6 tháng tuổi vào trong hũ thì chân bị lòi ra ngoài, xoay cách nào cũng không vừa hũ. Ngó xuống thấy mặt bé nhăn lắm, nên tôi chạy đi thay một hũ khác thì vừa vặn hẳn. Mặt em bé tươi trở lại. Tôi cảm thấy an tâm vô cùng!”, cô Căn nhớ lại.
Nơi yên nghỉ trên 10 ngón tay
Cứ thế, đến cuối tháng, số thai nhi lên đến gần 200, cha Tịch sẽ tiến hành làm thánh lễ thai nhi và đưa ra nghĩa trang chôn cất. Trong buổi lễ này, cha Tịch đều khuyên nhủ mọi người phải bảo vệ sự sống và ngừng việc phá thai. Bởi lẽ đó, mà trong những buổi lễ sau, luôn có những người tự đứng ra nhận làm cha làm mẹ của những đứa bé, cùng nhau nắm tay cầu nguyện cho linh hồn chúng được yên giấc.
Chúng tôi ra viếng mộ tại nghĩa trang thai nhi trong cảm giác buồn man mác. Nghĩa trang đặc biệt này rộng chừng 100m2, nằm khuất sau những dãy nhà cao tầng, những khu phố sầm uất. Tại đây có 10 hố huyệt tượng trưng cho 10 ngón tay nằm hòa vào cùng cỏ cây hoa lá. Trong đó có 3 ngón tay đã được xây cao lên hẳn.
Khó lòng mà nghĩ rằng, 3 ngón tay ấy đang ôm ấp cho hơn 6.000 thai nhi vô tội trong suốt hơn 3 năm qua. “Thai nhi gần đầy 3 ngón rồi. Không biết bao lâu nữa sẽ lấp đầy cả 10 ngón tay. Hy vọng chúng đừng bao giờ lấp đầy nơi này”, cô Căn rưng rưng nói.
Song điều đáng mừng là những cuộc gọi điện thoại từ các phòng khám tư nhân thưa dần so với những năm trước. Thế nên theo cô Căn: “Khi làm những việc này, mình mới biết rằng, được sinh ra và có mặt trên đời thật là hạnh phúc. Vì thế, mình càng trân trọng cuộc sống xiết bao!”.
Theo Thuý Ngà

Nam thanh niên chết bất thường trên vỉa hè đại lộ

Thấy thanh niên đội nón bảo hiểm nằm bất động trên vỉa hè người dân chạy tới kiểm tra thì người này đã tắt thở.

Đến hơn 8h ngày 28/4 sau khi khám nghiệm xong hiện trường, thi thể thanh niên chết trên đại lộ Mai Chí Thọ (phường An Phú, quận 2, TP.HCM) được chuyển đi nơi khác để khám nghiệm pháp y.

Trước đó, vào sáng sớm cùng ngày, nhiều người chạy bộ tập thể dục trên đại lộ Mai Chí Thọ thấy nam thanh niên đầu đội nón bảo hiểm nằm bất động trên vỉa hè. Nghĩ thanh niên gặp nạn nên người dân chạy tới kiểm tra, thấy người này đã tắt thở.
Ngay sau đó sự việc được trình báo cho cơ quan công an.
Qua kiểm tra, danh tính nạn nhân được xác định là Phạm Như Tài (quê ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang hành nghề lái xe, hiện đang làm việc ở tỉnh Bình Dương. Kế bên thi thể của nam thanh niên, cơ quan công an phát hiện có một ống kim tiêm.
Theo Dương Thanh

Giết hai thanh niên, ông già lĩnh án ở tuổi 65

Ông lão đã đâm chết hai thanh niên chỉ vì mâu thuẫn khi nhắc nhở hai người này tiểu bậy.
Ngày 25-4, TAND tỉnh Đồng Nai mở phiên xét xử sơ phẩm và ra quyết định tuyên phạt bị cáo Cao Văn Năm (65 tuổi, ngụ Cần Thơ) với mức án chung thân về hành vi giết người.
Theo cáo trạng, vào 10 giờ ngày 30-6-2013, Võ Văn Sa, Điệp Văn Phương, Võ Văn Lil và Điệp Văn Ngạt ngồi nhậu tại phòng trọ của Phương trong khu chợ Lộ Đức (khu phố 5, phường Tân Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai). Trong lúc nhậu, Sa và Phương ra nhà vệ sinh chung của dãy trọ. Vì các phòng vệ sinh đều có người nên hai thanh niên này đã đi ra gốc cây gần đó để “giải quyết”.
Bị cáo Năm tại tòa.
Lúc này ông Năm là người dọn dẹp vệ sinh trong khu nhà trọ đang ngồi ở trong phòng, nhìn thấy Sa và Phương nên đi ra nhắc nhở. Đôi bên xảy ra cãi vã, bực tức ông Năm cần theo một cao dao nhọn đi tới liền bị Sa dùng chân đạp. Ông Năm rút dao đâm một nhát vào chân Sa rồi bỏ về phòng trọ.
Phương hô hoán và đỡ Sa về phòng. Thấy Sa bị đâm, Ngạt quay lại phòng lấy một con dao rồi qua phòng ông Năm để đánh nhau.
Thấy ông Năm đứng cửa phòng, Phạt lao tới đánh nhưng bị ông Năm đâm một nhát trúng ngực trái, gục tại chỗ. Ngay lập tức Lil lao vào cũng bị ông Năm đâm trúng ngực. Hai nạn nhân được mọi người đưa đi cấp cứu nhưng đều tử vong vì vết đâm trúng tim.

Tiết lộ của 'người rừng' về bùa gọi thú kỳ lạ

Để có thể bảo vệ mình, tìm kiếm được thức ăn, “người rừng” Đinh Văn Toán không chỉ dựa vào sự mưu trí, gan dạ, mà đôi khi còn phải dựa vào bản năng sinh tồn độc đáo ở nơi rừng thiêng nước độc.
Đứng trước những khó khăn của cuộc sống, “người rừng” vẫn chưa một lần cảm thấy run sợ. Bởi, ông Toán đã nắm giữ trong tay những “bí ẩn” của rừng xanh. Ông bảo: “Đó là một loại “bùa” dùng để phòng thân, xua đuổi thú rừng, thậm chí là để “khuất phục” những con thú hung bạo nhất. Nhờ có nó, tôi trở nên mạnh mẽ và tự tin để sống giữa đại ngàn”.
Bí ẩn mang tên “bùa gọi thú rừng”
Đối với người dân bản Mường, giai thoại về các loại “bùa yêu”, “bùa giữ chồng” hay thậm chí “bùa điên” không còn quá xa lạ. Thế nhưng, như chính người dẫn đường cho chúng tôi thừa nhận, “bùa gọi thú” mà ông Toán nắm giữ bí quyết thì bản thân anh và cả người dân xứ Mường cũng chẳng mấy người biết đến. Theo “người rừng”, ông là người duy nhất của người Mường Ao Tá được truyền thụ lại thứ bùa chú đặc biệt này. Đến giờ, “người rừng” cũng chưa có ý định truyền lại cho ai khác, bởi ông nghĩ, chẳng có ai xứng đáng và có đủ trí, đức để ông truyền thụ. “Nó (bùa “gọi thú” – PV) sẽ theo tôi đến cuối cuộc đời, và tôi cũng không có ý định truyền lại cho bất kỳ ai cả. Tôi chỉ sợ, nếu mắc sai lầm khi lựa chọn truyền nhân. Rất có thể, họ sẽ làm tổn hại đến xã hội, đến bản Mường”, ông Toán chia sẻ.
Để làm được “bùa gọi thú rừng”, theo ông Toán cũng không phải là điều đơn giản. Bình thường, ông chỉ dùng loại “bùa” bí ẩn này để bẫy thú rừng. Với các loại như chuột, sóc, chồn…, “người rừng” sử dụng những chiếc bẫy sắt cũ kỹ, hoặc những chiếc bẫy bằng dây rừng. Khi không dùng đến, bẫy sắt được ông treo lên “gác bếp” để tránh bị rỉ sét.
Ông Toán chia sẻ, “bùa gọi thú” chỉ được ông dùng vào những ngày ghi nhớ thời khắc quan trọng của cuộc đời. Bởi theo ông, những ngày này ông phải bắt những con thú lớn. Với sức ông, lúc trẻ và thời điểm còn nhiều thú hoang thì ông không phải dùng đến “bùa chú”. Nhưng khi tuổi đã cao, chân đã chậm, và thú ở rừng sâu trong rừng tự tìm đến bẫy của ông. Ông cũng chỉ chờ có vậy, nhẹ nhàng tới cắt lấy cái đuôi của nó rồi trở về. Theo lời “người rừng”, “bùa” sẽ mất tác dụng sau 24 tiếng đồng hồ.
“Tôi chỉ cần lấy cái đuôi của nó, chứ chẳng khi nào tôi muốn giết nó cả. Có lẽ, các anh đang tự hỏi, vì sao tôi lại chỉ lấy mỗi cái đuôi của thú rừng, mà lại không bắt nó ý? Theo truyền thống của gia đình tôi từ nhiều đời trước, mỗi khi đi rừng, nếu gặp những con thú lớn, các cụ thường cắt lấy cái đuôi, và coi nó như một chiến lợi phẩm đánh dấu sự mạnh mẽ, và bản lĩnh của mình với bản làng. Một điều hết sức quan trọng nữa, “bùa gọi thú” rừng được tạo ra nhờ máu chảy từ đuôi của một con thú nào đó. Sau khi đọc khẩu quyết, tôi chỉ việc ngồi chờ con mồi sập bẫy”, ông Toán tâm sự.
Người rừng bất ngờ khi nhìn thấy tiền, mì tôm, những thứ mà rất lâu rồi ông không nhìn thấy.
Trước khi vào rừng đặt bẫy, "người rừng" chuẩn bị một cây nứa cao cỡ đầu người, rồi dùng một cái quần, hay cái áo của mình quấn lại tạo thành một vòng tròn treo lên đầu cây nữa. Sau đó, ông Toán sẽ dùng một ít máu từ đuôi của một con thú rừng bị ông cắt trước đó (ông Toán giữ máu của các con thú trong một cái ống nứa để vào một góc của bàn thờ - PV), rồi nhỏ 3 giọt máu vào chính giữa vòng tròn vừa quấn. Tiếp đó, “người rừng” sẽ dùng một ít máu của con thú để lên bàn thờ và thắp hương cho tổ tiên, báo với tổ tiên về việc ông sẽ đi săn, và sử dụng loại “bùa gọi thú rừng”. Sau khi thắp hương cho tổ tiên, “người rừng” sẽ độc khẩu quyết vào vòng tròn được treo trên cây nứa trước đó. Khoảng 10 – 15 phút sau, “người rừng” sẽ mang vòng tròn vừa niệm thần chú, cùng với một cái bẫy bằng dây rừng, đem đến nơi mà ông định đặt bẫy. Trong khi đặt bẫy, ông Toán sẽ nấp vào một bụi cây ở gần đó, rồi tiếp tục đọc những câu thần chú khác. Không lâu sau, con mồi tự tìm đến…
“Người rừng” không muốn rời hang
Sở hữu những thứ “bùa chú” được cho là “bùa” phòng thân, giúp người rừng có thể sinh tồn nơi đại ngàn, thoát khỏi nanh vuốt của những loài thú rừng hung dữ nhất. Nó khiến ông Toán thêm tự tin, và vững vàng vượt qua sự gian khổ, khắc nghiệt trong môi trường hoang dã. Thế nhưng, không phải lúc nào thứ bùa chú kia cũng phát huy tác dụng. Đã có lần, ông thiếu một chút nữa là mất mạng vì nó.
Ông Toán kể lại: “Cách đây 3 hay 4 năm, tôi chút nữa đã bỏ mạng nơi rừng Lắn này. Tôi nhớ, hôm đó là kỷ niệm ngày cưới. Như thường lệ, tôi sử dụng “bùa gọi thú rừng” của mình, những mong sẽ bắt được một con thú để kỷ niệm ngày cưới. Vô tình hôm đó, bẫy của tôi không dính thú rừng mà lại bẫy được một con rắn hổ mang chúa. Xui xẻo hơn, ngày hôm trước có một người đi săn ghé vào hang thăm tôi, và cho tôi một chai rượu. Lâu ngày không có hơi men, tôi đã uống cạn chai. Điều tối kỵ nhất trong khi làm “bùa gọi thú” là không được phép uống rượu, nếu không “bùa” sẽ bị hạn chế tác dụng. Khi tôi loay hoay cắt xong cái đuôi của con rắn hổ chúa thì cũng là lúc phép bùa hết phép. Con rắn nhanh như cắt, cắn tôi một nhát rồi trườn mất vào cánh rừng trước mặt. Hôm đó, tôi không chết vì may mắn còn nhớ được bài thuốc chữa rắn cắn của các cụ truyền lại đấy”.
Sau lần ấy, “người rừng” hiểu không chỉ dựa mãi vào “bùa chú”. Những năm gần đây, ông Toán vẫn đi đặt bẫy trong những ngày quan trọng, song không còn dùng “bùa chú” nữa. Ông Toán tâm sự: “Giờ đây, thú rừng cũng hiếm, sức tôi cũng chẳng còn khỏe mạnh như trước nữa. Tôi chỉ còn đặt bẫy và bắt mấy con chuột hang, vừa để ăn, vừa lấy đuôi của nó treo gác bếp. Thứ chuột ấy, chẳng khi nào hết ở cánh rừng này cả”. Đáng nói, dù không còn tinh nhanh và khỏe manh, ông Toán chẳng bao giờ nghĩ đến việc ra khỏi rừng, về bản làng sinh sống. Đã có nhiều lần, các cháu lặn lội vào hang, thậm chí ép ông trở về bản sống nốt những ngày tháng tuổi già. Nhưng về đến nhà, vết thương trong quá khứ lại trỗi dậy, ông càng đau khổ và thấy tủi cực hơn. Rồi nhớ rừng, nhớ hang, nhớ cây sáo Ôi, ông Toán lại trốn vào rừng.
Chia tay “người rừng” Đinh Văn Toán, chia tay cánh rừng Lắn đầy bí ẩn. Trước khi ra về, "người rừng" còn dẫn chúng tôi ra khoe những sản vật mà ông đã bắt đầu nuôi trồng được, ở cái nơi heo hút mây ngàn này. Đó chỉ là những cây rau cải nương, những cây táo, cây mận hoang dại, cùng với vài ba con lợn rừng đã được ông thuần hóa. Nhưng với ông, đó là niềm vui, là hạnh phúc. Ông bảo: “hạnh phúc của tôi đơn giản chỉ có vậy, gần 40 năm sống ở đây, giờ đã quen “mùi” của rừng rồi. Cánh rừng này đã cưu mang, che trở tôi gần nửa cuộc đời, khi tôi chết, tôi muốn hồn mình vào với cánh rừng mẹ bạt ngàn”. Chiều tàn, cánh rừng Lắn càng trở nên âm u tĩnh mịch, và lạnh lẽo hơn. Bên bếp lửa hồng bập bùng, người rừng cầm cây sáo lên thổi những giai điệu quen thuộc. Tiếng sáo Ôi réo rắt, vun vút phát tan sự tĩnh lặng cả khu rừng. Giai điệu rời rạc, trầm bổng như chính cuộc đời bất hạnh và trái ngang của ông vậy.
Theo Đạt Đỗ - Minh Khuê

Chuyên mục văn hoá giải trí của VnExpress

.

© 2017 www.blogthuthuatwin10.com

Tầng 5, Tòa nhà FPT Cầu Giấy, phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: nguyenanhtuan2401@gmail.com
Điện thoại: 0908 562 750 ext 4548; Liên hệ quảng cáo: 4567.