Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc bà bầu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc bà bầu. Hiển thị tất cả bài đăng

"Bật mí" top thực phẩm mẹ ăn, thai nhi cao lớn

Để con phát triểu chiều cao tối đa từ trong bụng mẹ cũng như sau khi ra đời, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất


Sinh ra một đứa con khỏe mạnh, cao lớn là mong ước của tất cả các cặp đôi. Việc này tưởng khó nhưng vô cùng đơn giản. Theo các chuyên gia khoa sản, chế độ ăn uống trong thai kỳ của mẹ là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy mẹ cần có một chế độ ăn uống khoa học, đẩy đủ dưỡng chất như axit folic, canxi, sắt... và chớ bỏ qua những thực phẩm dưới đây:

Trứng

Trứng là loại thực phẩm giá rẻ nhưng lại dồi dào dưỡng chất như protein, choline – rất quan trọng cho sự phát triển trí não của thai nhi và giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống. Tuy nhiên, để có được những lợi ích trên, mẹ bầu nên ăn trứng thường xuyên, 3-4 quả/tuần và phải ăn cả lòng đỏ lẫn lòng trắng vì choline có trong lòng đỏ trứng.


Trứng là loại thực phẩm giá rẻ nhưng lại dồi dào dưỡng chất như protein, choline – rất quan trọng cho sự phát triển trí não của thai nhi và giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh. (Ảnh: Internet)

Cá hồi

Axit béo omega-3 (hay còn gọi là DHA và EPA) trong cá giúp não em bé phát triển và thông minh hơn. Đồng thời nhiều nghiên cứu còn chứng minh rằng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất này trong thời gian mang thai giúp nâng cao kỹ năng vận động và tốt cho hệ thần kinh của trẻ. Omega-3 còn tốt cho sự phát triển mát của em bé. Bạn lo lắng sợ cá hồi sẽ chứa lượng thủy ngân cân? Tuy nhiên, hãy yên tâm nhé, vì cá hồi chưa lượng thủy ngân rất thấp và được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai. Bà bầu cần ăn đủ 350gam/tuần để bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Thêm vào đó, bạn có thể ăn thêm quả óc chó và hạnh nhân cũng chứa dưỡng chất omega-3.

Hạt đậu

Nếu bạn là người ăn chay hoặc không thích ăn thịt thì đậu và các sản phầm từ đậu là lựa chọn hoàn hảo. Đậu và đậu lăng là nguồn tuyệt vời của protein, sắt cũng như chất xơ, folate và canxi. Đậu là nguồn thực phẩm tốt cho mẹ và bé vì nó chứa các thành phần dinh dưỡng được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật. Đậu cũng rất giàu kẽm – một khoáng chất cần thiết giúp giảm nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân hoặc kéo dài việc chuyển dạ. Các thực phẩm chứa nhiều kẽm khác là thịt gà, sữa, ngũ cốc, hạt điều, đậu Hà Lan, cua và sò.

Khoai lang

Khoai lang chứa đầy đủ các chất xơ, vitamin B6, kali (thậm chí nhiều hơn trong chuối), vitamin C, sắt cũng như đồng và beta-carotene. Beta carotene – một chất chống oxy hóa mà cơ thể chuyển đổi thành vitamin A rất dồi dào trong khoai lang. Và mẹ bầu cũng cần biết rằng vitamin A đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển mắt, xương và da của em bé. Bên cạnh đó, khoai lang cũng giúp bổ sung lượng sắt thiếu hụt trong cơ thể trong thời gian mang thai. Và loại thực phẩm này có chứa đồng – một khoáng chất giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Nhiều bằng chứng khoa học còn khẳng định, khoai lang giúp bà bầu giảm triệu chứng táo bón – căn bệnh phổ biến khi bầu bí. Bạn có thể thưởng thức khoai lang với những món ăn như nướng, chiên hoặc nghiền làm bánh.

Ngũ cốc Thực phẩm làm từ ngũ cốc như mì ống, bánh mì, ngũ cốc ăn sáng rất giàu axit folic. Một lát bánh mỳ chứa 60mcg axit folic. Vì vậy các mẹ bầu nên cố gắng ăn kèm bánh mỳ với các lọa thức ăn giàu folate như bông cải xanh, rau bina... để lượng axit folic hấp thu vào cơ thể được nhiều hơn.


Khoai lang chứa đầy đủ các chất xơ, vitamin B6, kali (thậm chí nhiều hơn trong chuối), vitamin C, sắt cũng như đồng và beta-carotene. (Ảnh: Internet)

Rau lá xanh

Rau lá xanh có chứa đầy đủ các chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng cần thiết. Những chất dinh dưỡng này đặc biệt tốt cho bà mẹ và thai nhi vì ngoài tất cả các chất chống oxy hóa, rau lá xanh còn cung cấp canxi, chất xơ, kali, vitamin A và folate. Vitamin A trong rau lá xanh giúp phát triển thị lực, xương và da cho bé. Vì vậy, mẹ bầu đừng nên bỏ qua thực phẩm rất phổ biến lại giàu dưỡng chất này. Những loại rau lá xanh đậm nên có trong bữa ăn hàng ngày là rau bina, bông cải xanh, măng tây và cải xoăn.

Hạt óc chó

Loại hạt này có thể giúp thai phụ bổ sung Vitamin E, Omega-3, các loại axit hữu cơ và phốt pho. Đặc biệt loại axit hữu cơ có trong loại hạt này có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển đại não của thai nhi. Nếu phụ nữ mang thai kiên trì ăn óc chó trong một thời gian dài chắc chắn em bé sinh ra sẽ rất thông minh. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng mỡ phốt pho có trong nhân quả óc chó rất tốt cho các tế bào thần kinh và đặc biệt thúc đẩy quá trình tạo máu và làm liền miệng vết thương. Vì vậy, không ngạc nhiên khi hạt óc chó luôn nằm trong danh mục thực phẩm mà các bác sĩ khuyên các bà bầu nên sử dụng để thai nhi phát triển khỏe mạnh.


Hạt óc chó có thể giúp thai phụ bổ sung Vitamin E, Omega-3, các loại axit hữu cơ và phốt pho. (Ảnh: Internet)

Thịt nạc

Cơ thể của mẹ cần nhiều hơn protein khi mang thai (cần thêm khoảng 25gram/ngày) để giúp thai nhi phát triển và mẹ bầu được khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bà bầu cũng rất cần bổ sung sắt. Không cung cấp đủ khoáng chất này có thể làm giảm sự phát triển của bé và làm tăng nguy cơ sinh non, sinh thiếu cân. Bạn biết rằng, sắt rất quan trọng cho mẹ bầu để hình thành lên tế bào máu ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Trong thời gian mang thai, khối lượng máu trong cơ thể tăng lên (khoảng 27mg/ngày) vì vậy mẹ bầu cần bổ sung thịt nạc trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, thịt nạc còn là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin B6 giúp cho mô và sự phát triển trí não của em bé đồng thời giảm tình trạng ốm nghén của mẹ; vitamin B12 giúp duy trì dây thần kinh khỏe mạnh.

Theo Khampha.vn

Mẹ bầu nên ăn gì để tăng cân hiệu quả ?

Mẹ bầu ăn gì để tăng cân hiệu quả? – chia sẻ cùng các mẹ những thực phẩm cần thiết giúp tăng cân an toàn, đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu.

Bữa ăn của bà mẹ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm: nhóm chất bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo và nhóm vitamin chất khoáng, chất xơ.

1. Quan niệm đúng về tăng cân và sức khỏe khi mang thai

Khi có thai, các bà mẹ phải luôn tâm niệm rằng mình ăn không chỉ cho bản thân mà còn cho cả đứa con trong bụng. Khi mang thai, nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn bình thường, vì nhu cầu này ngoài đảm bảo cung cấp cho hoạt động của cơ thể, sự thay đổi về sinh lý của mẹ như biến đổi về chuyển hóa, tăng cân, tăng khối lượng tuần hoàn, tăng khối lượng của tử cung, vú... còn cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và tạo sữa cho con bú. Vì thế, bữa ăn của bà mẹ mang thai cần tăng thêm cả số lượng và chất lượng.


Trong suốt quá trình mang thai, người mẹ cần tăng từ 9 - 12kg, trong đó 3 tháng đầu tăng 1 - 2kg, 3 tháng giữa tăng 3 - 4kg, 3 tháng cuối tăng 5 - 6kg. Nếu mẹ tăng cân tốt thì khi sinh ra, thai nhi sẽ đạt được 3kg. Tăng cân tốt, cũng đồng nghĩa với việc người mẹ tích lũy được lượng mỡ lớn - chính là nguồn năng lượng dự trữ để tạo sữa sau khi sinh. Nếu người mẹ không tăng đủ cân sẽ dễ dẫn đến nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, đồng nghĩa với việc thể chất và tinh thần của trẻ sẽ không được tốt. Chính vì thế, chế độ ăn uống khi mang thai vô cùng quan trọng.

2. Vậy người mẹ ăn bao nhiêu là đủ?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của bà mẹ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm: nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn... Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ... Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc... Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.


Trong những tháng đầu của thai kỳ, do cơ thể mệt mỏi, lại thường bị nghén, nên nhiều bà mẹ không ăn được nhiều và sợ cơm, vì thế, muốn đủ năng lượng, các chị nên ăn nhiều bữa, ăn các thức ăn ưa thích vào bất cứ lúc nào thấy thèm ăn. Nên ưu tiên thực phẩm thuộc nhóm chất bột vì đây là nguồn cung cấp năng lượng chính, tuy nhiên cần có tỉ lệ cân đối với các nhóm khác, nếu không cũng sẽ có hại cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Trong 6 tháng sau của thai kỳ, nhu cầu năng lượng của bà mẹ là 2.550kcal/ngày, tăng hơn người bình thường mỗi ngày 350kcal, do đó, mỗi ngày người mẹ cần ăn thêm từ 1 - 2 bát cơm.

Nhóm chất đạm rất cần thiết cho bà mẹ mang thai. Nhu cầu chất đạm của người mẹ tăng lên một phần để tổng hợp protein cho cơ thể mẹ, đồng thời còn phải cung cấp protein cho thai nhi và nhau thai hình thành, phát triển. Chất đạm cần cho sự phát triển mọi bộ phận của thai nhi, đặc biệt là tế bào não. Do vậy, ngoài nhóm chất bột, người mẹ mang thai cần bổ sung thêm các thức ăn giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua...


Nên dùng nhiều thực phẩm vừa giàu đạm vừa giàu canxi như tôm, cua, cá, ốc để giúp tạo khung xương vững chắc của bào thai và phòng loãng xương cho người mẹ. Cũng nên tận dụng nguồn đạm thực vật như đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng lạc. Những thức ăn này vừa rẻ, vừa giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, lại có thêm chất béo, cùng với dầu và mỡ vừa giúp tạo năng lượng dự trữ và gây dựng các tế bào của thai nhi, lại vừa giúp hấp thu tốt các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E).

Bên cạnh khẩu phần ăn cân đối giữa chất bột, chất đạm, chất béo, bữa ăn của bà mẹ mang thai không thể thiếu rau xanh, quả chín. Các loại rau, củ, quả: rau muống, rau ngót, rau cải, rau giền, mồng tơi, rau đay, cà rốt, củ cải, gấc, su hào, chuối, xoài, đu đủ, nhãn, na... là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin A, vitamin E giúp bà mẹ tăng cường sức đề kháng; cung cấp chất sắt, axit folic tham gia vào quá trình tạo máu...

Ngoài ra, các bà mẹ trong vòng một tháng đầu sau khi sinh nên uống một liều vitamin A 200.000 đơn vị để đủ vitamin A trong sữa cho con bú 6 tháng đầu. Để có đủ lượng máu để nuôi dưỡng cả cơ thể mẹ và con, nên ăn nhiều thức ăn có nhiều sắt như thịt nạc, trứng, tim, gan, bầu dục, đậu đỗ, rau xanh... Ngoài ăn uống, bà mẹ cần uống thêm viên sắt với hàm lượng 60mg sắt nguyên tố và 0,4mg folic hàng ngày từ lúc bắt đầu mang thai tới sau khi sinh 1 tháng.

Khi mang thai bà mẹ còn cần uống đủ nước. Lượng nước cần thiết hàng ngày khoảng 1,5 lít. Không nên sử dụng các loại nước giải khát công nghiệp có lượng đường cao. Cũng cần hạn chế dùng các loại kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc; giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, dấm. 

Theo Sức khỏe và Đời sống

Top 10 loại hạt mẹ ăn, con thông minh

Hạt bí, hạt dưa, hạt chia... không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ bầu mà còn giúp cung cấp axít béo thiết yếu giúp thai nhi phát triển tốt nhất.


Hạt bí, hạt dưa, hạt chia... không chỉ tốt cho sức khỏe mẹ bầu mà còn giúp cung cấp axít béo thiết yếu giúp thai nhi phát triển tốt nhất.

Chúng ta đều biết rằng khi mang thai, phụ nữ thường có cảm giác thèm ăn vặt hơn bình thường. Ăn vặt không có gì sai nhưng quan trọng các mẹ phải chọn được những loại thực phẩm có lợi cho thai kỳ và các loại hạt là một lựa chọn sáng suốt.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc mẹ bầu ăn các loại hạt như hạt hướng dương, hạt bí, hạt chia… là cách tốt nhất để giữ cân nặng vừa phải mà vẫn đủ chất bởi không nạp quá nhiều calo. Ngoài ra, những loại hạt này còn giàu axit béo thiết yếu, vitamin B, protein và khoáng chất rất tốt cho sự hình thành và phát triển đặc biệt là sự phát triển trí não của thai nhi.

Dưới đây là danh sách 10 loại hạt mẹ chớ bỏ qua trong thai kỳ:

Hạt chia


Loại hạt này có chứa hàm lượng cao các axit béo Omega-3 rất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ khi còn trong bụng mẹ.

Hạt bí ngô


Hạt bí không chỉ tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi mà còn tốt cho thận, dạ dày, giúp nhuận tràng, cầm máu và nó cũng giúp mẹ bầu giảm bớt nguy cơ bị trầm cảm và cảm thấy thoải mái, đầu óc tỉnh táo, minh mẫn hơn.

Hạt hướng dương


Hạt hướng dương là loại hạt có hàm lượng protein lớn hơn so với các loại hạt khác mà nhiệt lượng tương đối thấp. Không những thế, hạt hướng dương còn chứa vitamin E và loại axit có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể giúp mẹ bầu an thai và làm giảm nguy cơ sảy thai. Ngoài ra, trong hạt hướng dương còn có nguyên tố sắt, kẽm, kali, magie giúp mẹ bầu đề phòng hiện tượng thiếu máu. 

Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý đến chất lượng hạt hướng dương. Tuyệt đối không ăn hạt mốc, hạt ẩm hay tẩm ướp quá nhiều phụ gia.

Hạt dưa


Thành phần của hạt dưa có chứa protid, đây là chất đạm không thể thiếu cho thần kinh, cơ bắp, huyết dịch, nội tạng, xương khớp. Chất glucid trong hạt dưa là thành phần chính cấu tạo tế bào và thần kinh. Hạt dưa cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như lipid, vitamin B1, B2, E, PP, canxi, sắt, kẽm, phốt pho, selen... Chính vì thế, mẹ bầu nên ăn thêm hạt dưa để thai nhi được bổ sung thêm dưỡng chất và khỏe mạnh.

Hạt sen


Hạt sen vốn là một loại hạt có nhiều công dụng và có lợi cho sức khỏe. Trong hạt sen chứa nhiều canxi, đạm, photpho có tác dụng an thần. Loại hạt này đặc biệt có lợi với các mẹ hay bị mất ngủ trong khi thai nghén.

Hạt đậu


Các loại hạt đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu ngự… là những thực phẩm tốt cho cả mẹ và bé. Trong đậu có chứa nhiều protein, giàu canxi, kali, kẽm, vitamin B6, ma giê, folate và axit alpha – linolenic… đều là những chất cần thiết cho mẹ và bé.

Hạt mắc-ca


Hạt mắc-ca có hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm chất béo, đường, protein, muối khoáng, vitamin B6, vitamin B1, canxi, sắt, phốt-pho… nên rất thích hợp để bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu và thai nhi, đặc biệt là có hiệu quả trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào não.

Hạt óc chó


Cũng như hạt mắc-ca, hạt óc chó có giá trị dinh dưỡng cao, có lợi cho sự phát triển của não bộ và hợp khẩu vị của rất nhiều người. Trong nhân hạt óc chó có các nguyên tố vi lượng không thể thiếu cho cơ thể con người như kẽm, mangan, crom.

Axit hữu cơ có trong hạt óc chó có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển đại não của thai nhi.

Hạt thìa là


Hàm lượng chất sắt dồi dào trong hạt thìa là giúp đáp ứng nhu cầu chất sắt của thai phụ. Ăn hạt thìa là còn rất có lợi cho sự phát triển xương của em bé.

Hạt hạnh nhân


Thành phần của hạt hạnh nhân bao gồm folate, axit folic và omega 3. Vì thế, loại hạt này là nguồn dinh dưỡng tốt cho bà mẹ mang thai, giúp bé thông minh hơn từ trong bụng mẹ. Ngoài ra, hạt hạnh nhân còn giàu magie giúp giảm nguy cơ sinh non và giúp hệ thống thần kinh của thai nhi phát triển hoàn hảo.

Theo Khampha.vn

Dấu hiệu mang thai sớm nhất mà phụ nữ nên biết

Dấu hiệu có thai sớm nhất xảy ra ở hầu hết phụ nữ là chậm kinh và căng tức ngực...


Phụ nữ nên biết một số dấu hiệu mang thai sớm nhất để có kế hoạch bảo vệ thai nhi

Mệt mỏi: Sự gia tăng nồng độ hormone khiến hầu hết phụ nữ đều cảm thấy mệt mỏi, và đây là một trong những dấu hiệu có thai rất dễ nhận biết.

Khó thở: Thai nhi dần phát triển sẽ có nhu cầu oxy nhiều hơn, khiến bạn cảm thấy mình dễ rơi vào cảnh khó thở.

Chóng mặt hay ngất xỉu: Nguyên nhân thiếu máu hoặc hạ huyết áp khiến bạn thấy chóng mặt và đây là một trong những dấu hiệu mang thai có thể phát hiện từ tuần thứ 3 của thai kỳ.

Ngực căng tức: Rất nhiều phụ nữ cảm thấy ngực trở nên căng tròn và núm vụ nhạy cảm hơn khi chớm có thai.

Chuột rút hoặc đầy hơi: Dấu hiệu có bầu này có điểm khá tương đồng với ngày gần đến chu kỳ của bạn.

Nhức đầu: Nguyên nhân được cho là sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến phụ nữ mang thai thường xuyên đối mặt với chứng đau đầu.

Đau lưng: Nếu bình thường bạn không bị đau lưng thì dấu hiệu này có thể là do dây chằng ở lưng bị nới lỏng, chuẩn bị cho thời kỳ mang thai trong vài tháng tới.

Chảy máu: Một chút máu ở trên quần lót có thể là dấu hiệu cho thấy trứng đã làm tổ trong tử cung. Nhiều phụ nữ nhầm rằng nó là chu kỳ kinh nguyệt, nhưng thực ra đó là dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ.

Tâm trạng bất ổn: Cơ thể bạn đang được bơm thêm những hormone mới, điều đó đồng nghĩa với việc bạn có thể hay rơi vào cảnh quan trọng hóa một vấn đề hay dễ dàng bật khóc trước một sự việc.

Nôn ói: Thông thường ốm nghén sẽ đến khoảng 1 tháng sau khi thụ thai, tuy nhiên với một số phụ nữ thì điều này có thể đến sớm hơn.

Đi tiểu nhiều hơn: Nguyên nhân là do sự gia tăng của lượng máu và các chất dịch khác trong cơ thể. Nếu thực sự có thai bạn sẽ còn tiếp tục đối mặt với tình trạng này.

Chậm kinh: Đây là dấu hiệu rõ nhất cho thấy bạn sắp có tin vui.

Thèm ăn: Bạn sẽ có thể cảm thấy thèm ăn những món đồ mà bạn chưa từng thích.

Nhạy cảm với mùi: Đó có thể là do nồng độ estrogen tăng lên trong cơ thể khiến bạn trở nên nhạy cảm với mùi hương.

Nhiệt độ cơ thể tăng: Thường khi có thai, nhiệt độ cơ thể của phụ nữ sẽ cao hơn bình thường.

Tuần đầu tiên hình thành thai nhi

Ngày đầu tiên: Ống dẫn trứng có thể đã lưu trú một phép màu sống trong ngày này, nhưng cơ thể bạn vẫn giữ kín về nó. Dấu hiệu mách bảo như đau ngực, đau thắt bụng dưới, buồn nôn hay các triệu chứng nghén kinh điển khác vẫn chưa xuất hiện.

Ngày thứ 2: Cơ thể bạn đã đủ khôn ngoan để sản sinh ra một protein đặc biệt tên là EPF giúp cơ thể bạn nhận biết bào thai vừa hình thành của bạn không phải là một dị vật cần phải đào thải.

Ngày thứ 3: Nếu bạn phải cần đến sự trợ giúp của thụ tinh trong ống nghiệm để có thể mang thai, đây là ngày tốt nhất để quyết định số trứng đã thụ tinh đưa vào trong tử cung của bạn.

Ngày thứ 4: Nhờ có sự gia tăng nội tiết tố trong cơ thể, những lớp niêm mạc êm ái bắt đầu lót đầy tử cung để chuẩn bị cho em bé làm tổ.

Ngày thứ 5: Trong khoảng 24 giờ, em bé sẽ tiết ra nội tiết tố hCG vào trong máu của mẹ. HCG sẽ báo cho cơ thể bạn ngừng chu kỳ kinh nguyệt và cảnh báo với bạn rằng bạn đã là một thai phụ (xét nghiệm thụ thai cũng được thực hiện dựa trên hCG được tìm thấy trong nước tiểu của thai phụ). Bằng cách này, bé yêu đã chính thức giao tiếp với mẹ.

Ngày thứ 6: Khi em bé làm tổ trên những lớp niêm mạc tử cung, một vài mảnh niêm mạc có thể bị bong. Điều này có thể khiến mẹ bị chảy ra một chút máu và đây chính là dấu hiệu để mẹ tự hỏi liệu có phải mình đang mang thai.

Ngày thứ 7: Dung tích máu của mẹ bắt đầu tăng lên trước cả ngày này nhằm cung cấp máu bổ sung cho em bé, tử cung của mẹ và tiền nhau thai. Bạn có thể sẽ cảm thấy chóng mặt như thể bị hạ huyết áp.

Theo Infonet.vn

Nguy hại 'chết người' từ dưa muối với bà bầu?

Bà bầu bị cao huyết áp, bệnh thận hoặc phải kiêng muối không nên ăn quá nhiều dưa muối vì có hàm lượng muối cao...Các loại dưa muối nói chung (kể cả cà muối) là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Ăn dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày.

Phụ nữ có thai không cần kiêng hoàn toàn dưa cà muối, và dưa cà muối không liên quan gì đến bệnh “hậu sản”. Song các bà bầu cần lưu ý không nên ăn nhiều dưa cà, nhất là với dưa cà muối xổi hoặc còn xanh.


Nguy hại "chết người" từ dưa muối với bà bầu?

Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

Và các chuyên gia khuyên rằng, bà bầu không nên ăn nhiều dưa muối mà cần có chế độ ăn hợp lý và điều độ.

Bà bầu bị cao huyết áp, bệnh thận hoặc phải kiêng muối không nên ăn quá nhiều dưa muối vì có hàm lượng muối cao.

Ngoài ra, đối với các loại rau cải nếu sử dụng phân đạm urê để bón có thể vẫn còn tồn dư lượng nitrat. Nitrat trong rau bị khử thành nitrit, tăng cao trong vài ngày đầu và giảm khi dưa đã vàng.

Nếu ăn dưa muối xổi, nitrit kết hợp với các gốc amin trong thịt, cá... để tạo thành nitrosamin, một trong những chất gây ung thư. Nếu bà bầu ăn nhiều sẽ không tốt cho thai nhi.

Đặc biệt, bà bầu phải tránh ăn các loại dưa đã quá chua, nổi váng đen, trắng hoặc có hiện tượng nhầy nhớt vì đây là giai đoạn bắt đầu xuất hiện nấm mốc. Quá trình lên men thực phẩm không đúng cách có thể không đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Các vi khuẩn gây thối phát triển mạnh, không tạo nên môi trường đủ tính axit để ức chế vi khuẩn và ký sinh trùng, không phân huỷ hết các độc tố...

Nếu quả cà, rau cải đã bị nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, dụng cụ muối bị nhiễm bẩn, hoặc có dùng chất phụ gia chống thối (chống tạp khuẩn lên men thối) quá liều lượng quy định khi muối… thì khi đó món cà muối, dưa muối sẽ trở thành món ăn vô cùng độc hại.

Để hạn chế quá trình hình thành nitrosamine trong cơ thể, tránh ăn các loại dưa muối xổi, hoặc những loại dưa muối chưa đủ thời gian, dưa chưa vàng, ăn hãy còn cay.

Những thực phẩm tốt cho bà bầu

Mơ khô, quả sung... hay cà chua bi là những thực phẩm ăn vặt tuyệt vời và bổ ích cho bà bầu.


Mơ khô

Quả mơ có hàm lượng cao chất chống oxy hóa là beta-carotene, do màu vàng cam ngoài lớp vỏ. Trong cơ thể, beta-carotene chuyển đổi thành vitamin A – một loại vitamin giúp phát triển và duy trì sức khỏe của răng, xương và da.


Quả mơ sẽ ngon và bổ hơn khi ăn tươi nhưng mơ lại là loại quả theo mùa. Với mơ khô, bạn có thể ăn quanh năm. Có thể nhấm nháp chút ômai mơ chua ngọt nếu bạn thấy thèm.

Quả sung


Rất có lợi cho hệ tiêu hoá và đặc biệt có thể kích thích tuyến sữa. Quả sung chứa nhiều loại vitamin, fractoza và dextroza… là loại thực phẩm tuyệt vời cho những thai phụ mắc phải chứng táo bón trong thời kỳ mang thai.

Táo và phômai

Một quả táo mỗi ngày là tốt cho tất cả mọi người, bao gồm cả phụ nữ mang thai. Táo chứa chất xơ không hòa tan, chống táo bón và cả chất xơ hòa tan, có thể giúp giảm cholesterol. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận chọn mua những loại táo không chứa chất bảo quản hoặc bị phun nhiều thuốc trừ sâu.

Ngoài ra, một miếng phômai giàu protein ăn sau khi ăn táo sẽ giúp bà bầu có thêm dinh dưỡng.

Cà chua bi


Nếu bạn chỉ thích có món gì nhai mà không nhiều kalo thì cà chua bi là một gợi ý. Bạn có thể ăn nửa bát con cà chua bi mà chỉ có dưới 50kalo.Dồi dào vitamin C, cà chua bi còn cung cấp hàm lượng lớn lycopene – một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và bệnh tim. Cộng với một số lượng lớn chất xơ, vitamin A và một ít folate, cà chua bi là món ăn được coi là nhiều dinh dưỡng.

Hoa quả tươi


Theo các chuyên gia, hoa quả tươi có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên mỗi ngày chỉ nên bổ sung khoảng 200 g hoa quả và cố gắng tránh những loại hoa quả có hàm lượng đường cao bởi chúng dễ khiến thai phụ tăng cân vù vù, lượng đường trong máu cao, dẫn tới đái tháo đường còn thai nhi dễ bị dị hình, thậm chí là chết lưu trong tử cung.... Chị em nên ghi danh những loại trái cây hữu cơ, giàu vitamin C (bưởi, cam, chanh, táo...), axit folic (mơ, đào...)... vào thực đơn hàng ngày của mình.

Nếu mua trái cây đóng hộp, chị em nên kiểm tra kỹ nhãn mác và hạn sử dụng. Hoa quả sấy khô cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho chị em mê ăn vặt, có thể chọn mơ khô, nam việt quất....

5 món ngon có lợi cho phụ nữ sắp sinh em bé

Mỗi món ăn là một liều thuốc giúp cho các mẹ bầu bổ sung chất dinh dưỡng cho cả mẹ và con. Các món ăn này cũng rất dễ chế biến. Bà bầu có thể tự vào bếp hoặc nhờ người thân chế biến theo hướng dẫn dưới đây nhé.

1. CHÁO LƯƠN – mát cho cơ thể, tránh đổ máu cam


Nguyên liệu:

- 300g lươn tươi sống

- 1/3 bát gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp

- Nước dùng (nước hầm xương, nước luộc gà)

- Gia vị, hạt nêm

- Hành khô 3 củ

- Mùi ta, thì là, rau răm

Chế biến:

- Lươn không được mổ mà chỉ rửa sạch nhớt, luộc chín, gỡ lấy thịt và cục máu trong bụng lươn (cục máu này là thứ bổ nhất của con lươn), phi thơm hành khô bằm nhỏ rồi xào thịt lươn nên, nêm ít gia vị.

- Xương lươn giã nát lọc lấy nước, hòa cùng nước luộc lươn, nước dùng, thêm gia vị để nấu cháo (cách nấu cháo gạo như nấu cháo cá chép).

- Cháo chín thả thịt lươn xào thơm vào trộn đều

- Rau thơm thái nhỏ, lúc ăn rắc vào cháo.

2. TRỨNG GÀ HẤP LÁ MƠ – nhuận tràng, ổn định men tiêu hóa trong dạ dày


Nguyên liệu:

- Lá mơ: 1 nắm vừa
- Trứng gà ta: 2 quả
- Gia vị
- Lá chuối tươi: 2 miếng to bằng tờ giấy A4

Chế biến:

- Lá mơ rửa sạch thái nhỏ cho vào bát, trộn cùng trứng gà, thêm chút hạt nêm.

Cách 1: Cho lá mơ trộn trứng vào bát, hấp vào nồi cơm lúc vừa nhảy sang nút warm hoặc hấp cách thủy.

Cách 2: Bắc chảo lên bếp cho ráo nước, trải miếng lá chuối thứ nhất xuống chảo, dàn đều trứng trộn lá mơ lên rồi úp miếng lá chuối thứ 2 lên trên, đậy vung, đun nhỏ lửa cho trứng chín om là ăn được.

Cả 2 cách chế biến này đều không dùng đến dầu ăn hay mỡ, rất tốt cho bà bầu vì bà bầu nên hạn chế bớt dầu, mỡ.

3. CẬT LỢN ÁP CHẢO – tốt cho thận của mẹ, giảm được nguy cơ phù nề trong thai kì


Nguyên liệu:

- Cật lợn 300g

- Gừng 1 củ vừa

- Đường, mắm, hạt nêm

Chế biến:

- Cật lợn bóc màng, xẻ đôi (nhưng không đứt lìa), cắt bỏ phần màng trắng trong quả cật, khía xéo nhẹ trên bề mặt quả cật.

- Gừng thái chỉ

- Nhồi gừng vào trong quả cật, ướp thêm mắm, đường, hạt nêm.

- Đun nóng nồi, thả quả cật vào cho cháy cạnh 2 mặt của cật, đổ nước ngập quả cật, đun nhỏ lửa đến khi gần cạn hết nước, chú ý vớt bọt, cho thêm ½ thìa đường đun cho cháy cạnh 1 lần nữa. Ăn nóng.

4. CANH CUA RAU MÙNG TƠI – bổ sung canxi


Nguyên liệu:

- Cua đồng 300g

- Rau mùng tơi: 1 mớ

- Bột canh tôm: 1 gói

Chế biến:

- Cua làm sạch, giã nhỏ cùng 1 củ hành khô nhỏ và chút muối, lọc lấy nước

- Rau rửa sạch thái nhỏ

- Nước lọc cua nêm thêm bột canh tôm, hạt nêm, đun lửa vừa, vừa đun vừa lấy muôi khuấy nhẹ đến khi gần sôi thì mở vung, đợi nước sôi thì hạ lửa nhỏ. Cho gạch cua vào, lấy muôi rưới nước cua nóng lên gạch cua cho gạch được cứng và đóng thành bánh rồi thả rau.

- Rau chín mềm là có thể ăn được.

5. CÁ CHIM CHUA NGỌT - bổ khí, bồi bổ tinh thần cho bà bầu, có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.


Nguyên liệu:

500g cá chim tươi, 50g đậu xanh, 50g cà rốt, 50g măng tươi, 50g dầu thực vật, 40g rượu gia vị, 50g hành, bột năng hoặc bột bắp hòa nước, đường, giấm, xì dầu, mỗi thứ lượng thích hợp.

Chế biến:

- Cá chim bỏ tạp chất, rửa sạch, 2 bên thân cắt thành hình hoa, phết xì dầu và rượu gia vị lên, ướp 30 phút.

- Cà rốt, măng tươi rửa sạch, cắt hình quân cờ cùng cho vào trong nước sôi với đậu xanh, vớt ra.

- Hành nhặt, rửa sạch, để khô, cắt nhỏ.

- Cho dầu vào chảo, đợi dầu thật nóng, cho cá chim đã ướp vào, chiên đến vàng óng thì lấy ra, để ráo.

- Cho hành vào chỗ dầu còn lại phi thơm, đổ nước sôi vào.

- Sau khi nấu sôi, cho đường, giấm, cà rốt, măng, đậu xanh vào trộn đều, khi sôi, lấy nước rưới lên cá là được.

Những điều bà bầu cần tránh sau khi ăn

Để tránh ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể, sau khi ăn xong, bà bầu cần tránh những điều sau:

1. Ăn trái cây


Sau khi ăn xong, dạ dày cần 1 – 2 tiếng để tiêu hóa thức ăn. Nếu bạn ăn trái cây ngay sau đó sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, thức ăn tồn đọng lâu trong dạ dày dẫn đến tình trạng đầy hơi, buồn nôn và thậm chí là tiêu chảy.

Vì vậy, bà bầu nên ăn trái cây trước bữa ăn khoảng 20 phút hoặc uống 1 cốc nước ép trái cây. Lúc này, trái cây sẽ dễ dàng hấp thu vào cơ thể và cải thiện lượng đường trong máu.

Bà bầu cần tránh ăn những loại trái cây có thể dẫn đến đau dạ dày khi đói như: hồng, táo, dứa.

2. Uống trà


Khi ăn xong, bà bầu không nên uống trà bởi vì nó sẽ làm loãng dịch tiêu hóa tiết ra từ dạ dày và quan trọng hơn là trà làm cản trở sự hấp thụ chất sắt của cơ thể. Nếu bạn giữ thói quen uống trà sau khi ăn sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và gây nên tình trạng thiếu máu.

3. Tắm


Tắm sau khi ăn xong, đặc biệt là sau khi ăn no thì các mạch máu dưới da sẽ giãn nở, máu lưu thông nhiều hơn mức bình thường dẫn đến tình trạng dịch tiêu hóa tiết ra không đủ. Vì vậy, bạn nên nghỉ ngơi chờ thức ăn tiêu hóa rồi mới tắm.

Bên cạnh đó, bà bầu cũng không nên tắm khi đói vì có thể làm giảm lượng đường trong máu, gây nên tình trạng mệt mỏi và choáng váng.

4. Vận động mạnh

Khi ăn xong, bà bầu nên hạn chế vận động mạnh để tránh tình trạng ảnh hưởng đến dạ dày, làm chậm quá trình tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe. Vận động mạnh sau khi ăn có thể dẫn đến một số tình trạng như: buồn nôn, nôn hay đau bụng. Nếu bạn muốn đi bộ hay tập thể dục, hãy nghỉ ngơi ít nhất 2 tiếng trước khi họat động.

Chuyên mục văn hoá giải trí của VnExpress

.

© 2017 www.blogthuthuatwin10.com

Tầng 5, Tòa nhà FPT Cầu Giấy, phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: nguyenanhtuan2401@gmail.com
Điện thoại: 0908 562 750 ext 4548; Liên hệ quảng cáo: 4567.