Hiển thị các bài đăng có nhãn dinh dưỡng cho bé. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dinh dưỡng cho bé. Hiển thị tất cả bài đăng

9 loại thực phẩm có thể nguy hiểm cho trẻ nhỏ

Dưới đây, là một số thực phẩm tuyệt đối không nên cho trẻ ăn:Việc chăm sóc trẻ nhỏ là điều vô cùng khó khăn đối với bất kì ông bố bà mẹ nào. Có những cách chăm sóc của bố mẹ đã vô tình gây hại cho con. Dưới đây, là một số thực phẩm tuyệt đối không nên cho trẻ ăn:


1. Sữa bò tươi

Cha mẹ thường có thói quen cho con uống sữa bò tươi ngay từ khi còn quá nhỏ. Khi trẻ dưới 12 tháng tuổi, chức năng tiêu hóa vẫn chưa hình thành, chưa thể chuyển hóa được các loại protein phức tạp trong sữa bò tươi.

Chính vì vậy, khi cho trẻ uống sữa bò tươi khi còn quá nhỏ sẽ gây hại cho dạ dày của bé. Ngoài ra, còn có thể gây ra nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, hen….

Sữa bò tươi chỉ thích hợp dùng khi trẻ trên 1 tuổi, lúc này hệ tiêu hóa và não bộ của bé đã được phát triển có thể nhận biết được các chất dinh dưỡng khác nhau.

2. Mật ong

Mật ong rất tốt cho sức khỏe, các mẹ thường sử dụng mật ong để chữa chứng ho cho bé. Tuy nhiên, mật ong chỉ được sử dụng đối với những bé trên 1 tuổi. Mật ong rất nguy hiểm cho trẻ dưới 12 tháng tuổi nếu chứa bào tử clostridium botulinum- thủ phạm gây một chứng ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm.

Tỷ lệ mật ong chứa bào tử vi khuẩn clostridium botulinum là 5%. Con số này rất nhỏ, do đó trường hợp ngộ độc mật ong ít xảy ra. Tuy nhiên nếu trẻ đã lỡ ăn phải, hậu quả là có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và thậm chí có thể gây tử vong.


Mật ong chỉ được sử dụng đối với những bé trên 1 tuổi. 

Người lớn nuốt phải bào tử clostridium botulinum hầu như không bao giờ bị bệnh bởi hệ tiêu hoá của họ đã trưởng thành, đủ khả năng vô hiệu hoá chúng. Trong khi đó, ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, hệ tiêu hoá còn chưa đủ các vi khuẩn hữu ích, chưa thể tiêu diệt bào tử, ngăn ngừa sự phát triển và sản sinh độc tố của chúng. Vì vậy, khi vào cơ thể trẻ, bào tử có thể giải phóng vi khuẩn và sản sinh độc tố.

3. Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng có chứa khá nhiều protein, khi trẻ dưới 6 tháng ăn vào rất dễ bị dị ứng với các phân tử protein này. Thường các trường hợp trẻ bị dị ứng lòng trắng trứng hay dẫn đến đau bụng hay nặng hơn là nổi mề đay, chàm.

Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển, trứng bị xóc có thể làm phá vỡ lớp màng bảo vệ, vi khuẩn có thể thâm nhập vào trong gây có mùi lạ và có độc tố. Trẻ ăn phải loại trứng này sẽ không đảm bảo sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Đối với trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi chỉ nên ăn lòng đỏ trứng. Từ 1 tuổi trở đi, mẹ có thể cho bé ăn cả lòng trắng.

4. Thạch

Hóc thạch là loại nguy hiểm nhất vì rất dễ đưa đến tử vong. Thạch vốn trơn, lại thường được sản xuất dưới hình trụ, khi cho trẻ ăn nhiều người hay bóc lớp vỏ ngoài rồi bóp ở đầu chóp thạch, thạch sẽ được đẩy ra rất nhanh, mạnh. Nhiều trẻ bị cả miếng thạch đẩy vào miệng nhanh, bất ngờ trôi tọt vào cuống họng nên bị hóc dị vật, gây ngạt.

Thạch vốn mềm nên khi trôi xuống đường thở rất dễ thay đổi hình dáng, bám chặt lấy đường thở nên có thể khiến bệnh nhân tử vong ngay lập tức. Chưa kể, khi dùng dụng cụ gắp thạch ra cũng rất dễ gây vỡ vụn, những mảnh vụn này lại tiếp tục rơi sâu xuống đường thở, gây khó khăn cho việc cấp cứu. Để phòng ngừa, tốt nhất mẹ không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn thạch

5. Các loại hạt đậu, lạc

Chưa nói đến chuyện trẻ nhỏ ăn hạt rất dễ bị dị ứng mà quan trọng hơn, các loại hạt cứng này rất nguy hiểm kể cả với trẻ 2, 3 tuổi đã có răng bởi dễ gây hóc, nghẹt thở. Nếu muốn cho con ăn, mẹ nên xay nhuyễn nhỏ các loại hạt trên hoặc đợi đến khi bé đươc 4 tuổi mới cho ăn nguyên hạt.

6. Gan động vật

Gan động vật là một món ăn ngon, có nhiều chất dinh dưỡng, lại có thể bổ sung thêm sắt, các mẹ thường luộc hoặc xào cho các bé ăn. Thực ra, gan là cơ quan giải độc lớn nhất của động vật, tất cả các chất độc hại trong cơ thể đều được lá gan xử lý, vì vậy trong gan cũng chứa rất nhiều độc tố.

7. Cá thu, cá ngừ

Cá là một nguồn thực phẩm phong phú chứa axit béo omega-3, là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của não bộ và đôi mắt trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các loài cá biển sâu có chứa nhiều thủy ngân như cá thu, cá kiếm, cá mập, cá pecca vàng và cá ngừ lại không phải là những thực phẩm tốt.

Một lượng lớn thủy ngân có trong chế độ ăn của trẻ có thể làm suy yếu nghiêm trọng khả năng phát triển của hệ thần kinh và não bộ thai nhi. Thậm chí kỹ năng nhận thức như trí nhớ và mức độ tập trung, ngôn ngữ, kỹ năng vận động và khả năng nhìn cũng bị ảnh hưởng.

8. Hơn 120ml nước ép trái cây mỗi ngày

Theo Khám phá, nếu uống quá nhiều nước ép trái cây không hề “lành” như mẹ tưởng. Hơn 120ml nước ép trái cây mỗi ngày là mốc nguy hiểm có thể khiến trẻ bị tiêu chảy, dẫn đến mất nước và sụt cân.

9. Đậu cô ve


Khi xào hay nấu món đỗ, các mẹ hãy chú ý nấu cho chín, như vậy mới có thể chắc chắn rằng con yêu của mình sẽ an toàn khi ăn món này.

Khi mùa đậu cô ve đến, nhìn những quả đậu cove xanh tươi mơn mởn, mẹ nào cũng muốn mua về để làm cho con những món ăn thật ngon. Trong quả đỗ có rất nhiều vitamin như vitamin B, C, protein, rất tốt cho tiêu hóa, kiện tỳ, bổ thận… Nhưng cũng giống như các họ đậu khác, trong quả đỗ cũng tiềm ẩn độc tố “saponin”, chất này sẽ gây kích thích mạnh lên thành dạ dày, đồng thời làm phá hủy các tế bào, thậm chí gây ra bệnh viêm mạch máu…

Lời nhắc nhở: Khi xào hay nấu món đỗ, các mẹ hãy chú ý nấu cho chín, như vậy mới có thể chắc chắn rằng con yêu của mình sẽ an toàn khi ăn món này.

Theo suckhoegiadinh.com.vn

4 lưu ý quan trọng về giấc ngủ của bé trong ngày nóng

Những lưu ý về giấc ngủ của bé sau đây sẽ giúp con yêu của bạn ngủ ngon hơn trong những ngày hè oi nóng.

1. Chiếu


Chức năng điều tiết nhiệt của cơ thể trẻ thường yếu, vì thế việc chọn chiếu nằm là một trong những điều bạn cần đặc biệt chú ý để giấc ngủ của bé ngon hơn. Việc nằm chiếu trúc kết hợp với phòng điều hòa có thể khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh, bạn nên lựa chọn các loại chiếu được có chất liệu từ thiên nhiên, mềm mại như chiếu cói cho bé nằm ngủ. Một điều cần chú ý là bạn nên giặt chiếu thật sạch trước khi sử dụng.

2. Gối nằm


Khi ngủ, trẻ thường tiết ra nhiều mồ hôi, đặc biệt là ở phần đầu. Vì vậy bạn nên lựa chọn gối ngủ được làm từ chất liệu mềm mại, thoáng mát , thấm hút tốt, mau khô và không trang trí cầu kỳ.

3. Chăn mỏng


Mặc dù thời tiết mùa hè oi nóng nhưng nhiệt độ vào ban đêm vẫn xuống thấp, vì thế mà bạn nên sử dụng chăn mỏng để tránh tình trạng trẻ bị nhiễm lạnh. Bạn nên lựa chọn chăn có chất liệu mềm mại, mỏng và nhẹ cho bé. Đây là lưu ý quan trọng đối với giấc ngủ của bé trong mùa hè mà bạn không nên bỏ qua.

4. Một số những lưu ý khác

Bên cạnh 3 lưu ý về giấc ngủ của bé vào mùa hè trên, bạn cũng cần chú ý những điều nhỏ sau:

Không nên cho bé ăn quá no, vận động mạnh hay chơi đùa nhiều trước khi đi ngủ vì điều đó sẽ khiến bé khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Bạn nên thả rèm cửa sổ để ngăn chặn ánh sáng và hơi nóng từ bên ngoài khi bé ngủ.

Mắc màn hay dùng màn chụp cho bé khi ngủ. Tránh để điều hòa ở nhiệt độ quá thấp và tránh để hơi lạnh phả trực tiếp vào người bé. Trước khi đi ngủ, bạn có thể tắm cho bé hoặc cho bé uống một chút nước sẽ giúp bé ngủ ngon hơn.

Lợi ích của nước hoa quả đối với trẻ nhỏ

Nước hoa quả là nguồn dinh dưỡng chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Vì thế, các bậc phụ huynh nên khéo léo bổ sung nguồn dưỡng chất tự nhiên này cho bé.

Nước hoa quả không chỉ có tác dụng giải khát, làm đẹp da mà còn là nguồn dinh dưỡng dồi dào cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Dưới đây là những lợi ích cơ bản của nước ép hoa quả đối với sức khỏe trẻ nhỏ.

Cung cấp vitamin và khoáng chất phong phú

Trong các loại hoa quả có chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất vô cùng phong phú cần cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.


- Vitamin A giúp nuôi dưỡng tế bào da khỏe mạnh, tăng cường thị lực.

- Vitamin C giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt, thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

- Canxi giúp trẻ phát triển chiều cao, ngăn ngừa còi xương.

- Sắt giúp trẻ bổ máu, tăng cường hệ miễn dịch. Sắt cùng với protein tạo thành huyết sắc tố vận chuyển oxy.

Nước hoa quả được cho là tốt với trẻ em là nước hoa quả nguyên chất và còn tươi, không thêm đường. Để thay đổi khẩu vị cho trẻ, cha mẹ có thể kết hợp các loại hoa quả với nhau để tạo ra hương vị mới hấp dẫn hơn.

Bổ sung nước cho trẻ


Có thể bé nhà bạn biếng ăn và cả lười uống nước. Thiếu nước sẽ khiến cho trẻ chậm lớn và không tốt cho sức khỏe. Vì thế, hãy chuẩn bị sẵn sàng cho trẻ nước ép hoa quả hàng ngày để bổ sung thay nước. Đặc biệt, vào mùa hè, trẻ hiếu động đùa nghịch là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị mất nước. Việc bổ sung nước ép hoa quả vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải khát vừa có thể bổ sung nước cho bé thay vì dùng nước ngọt hay nước tăng lực.

Nên lưu ý cho bé uống nước ép hoa quả ít đường và ít đá. Đường nhiều khiến trẻ dễ béo phì, đá nhiều khiến trẻ dễ bị viêm họng.

Tăng sức đề kháng và phòng bệnh


Uống nước ép hoa quả sẽ giúp cơ thể bé khỏe mạnh hơn, tăng cường sức đề kháng và phòng được một số bệnh mãn tính.

- Nước ép cam, nước ép nho, nước ép lựu, nước ép nam việt quất… giúp giảm nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Nước cam, nước chanh, nước nho, nước lựu… giàu vitamin C, giúp trẻ tăng cường miễn dịch.

- Nước ép cà chua, nước ép cà rốt… giàu vitamin A, giúp trẻ tăng cường thị lực, nuôi dưỡng làn da.

Nước ép hoa quả rất tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ, tuy nhiên cần được bổ sung với liều lượng thích hợp. Tùy theo độ tuổi mà phụ huynh nên bổ sung với lượng vừa phải và lựa chọn loại nước ép phù hợp.

Cách phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em

Có hai trường hợp ảnh hưởng lớn đến việc suy dinh dưỡng ở trẻ. Nếu trong thời gian mang thai, trẻ không được nhận đầy đủ chất dinh dưỡng từ người mẹ thì sau khi chào đời, trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng khá cao.


Mặt khác, khi nuôi dưỡng trẻ kén ăn hay mắc một số bệnh lý cũng khiến trẻ rơi vài tình trạng “gầy nhom”. Nếu các mẹ không kịp thời chữa trị sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của trẻ sau này.

Triệu chứng của trẻ suy dinh dưỡng:

- Chậm tăng cân hoặc sụt cân.

- Trẻ phát triển chậm, tay chân teo trong khi bụng bắt đầu to lên.

- Trẻ hay quấy khóc, lầm lì, ít nói, kém linh hoạt.

Dưới đây là những cách phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, giúp các mẹ bảo vệ và chăm sóc con mình được tốt hơn:

- Trước khi mang thai nên tiêm ngừa một số căn bệnh như uốn ván, sởi…

- Trong thời gian mang thai, các mẹ nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên kiểm tra thai nhi định kỳ, tiêm vắc xin… Lúc mang bầu, tùy theo thể trạng mà nên tăng cân từ 8-12 kg. Nếu mẹ quá gầy, trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng khá cao.

- Không nên cai sữa trẻ khi chưa quá 6 tháng.


- Từ tháng thứ 4 trở đi, các mẹ nên cho trẻ ăn dặm hoặc bú thêm sữa ngoài để tăng cường sức khỏe cho trẻ.

- Thường xuyên cho trẻ đi khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe, nếu có bệnh sẽ được phát hiện và chữa trị kịp thời.

- Phụ nữ có thai uống viên sắt/ acid folic hàng ngày. Trẻ em 6 - 36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần một nǎm.

- Ăn chín uống sôi, tẩy giun cho bé theo định kỳ.

- Bữa ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng, gồm vitamin, khoáng chất, protein…

- Nên có một biểu đồ theo dõi tình hình cân nặng và sức khỏe của trẻ để biết điều chỉnh sao cho hợp lý.

Ngoài ra, để tăng cân nặng và chiều cao cho bé, các bậc phụ huynh nên khuyến khích trẻ chăm luyện tập thể dục thể thao.

Nguyên tắc vàng giúp bé yêu lớn nhanh

Đôi khi, những kinh nghiệm dân gian trong việc chăm sóc trẻ chưa hẳn đã đúng và khoa học. Những nguyên tắc sau đây sẽ giúp các bậc cha mẹ chăm sóc bé yêu của mình một cách tốt nhất.

- Tuyệt đối không cho bé xem tivi trong lúc đang ăn, cũng như không cho bé vừa ăn vừa chơi… Điều này sẽ khiến cho trẻ không tập trung vào bữa ăn của mình, dẫn đến tình trạng chán ăn.


- Khi bé ăn ít, bạn đừng vội tỏ thái độ khó chịu hay la mắng cũng như ép trẻ ăn. Điều này rất có thể gây ra tác động ngược. Thay vào đó, bạn hãy kiên nhẫn và dịu dàng, “dụ” trẻ ăn bằng nhiều cách khác.

- Đừng chỉ biết nói “đáng ra con phải thế này…” hoặc “tại sao con không thế kia…” với trẻ. Mở đầu lời nói bằng thái độ chê bai sẽ không mang lại kết quả như mong muốn. Trong trường hợp này thì những lời khen sẽ hoặc câu nói nhẹ nhàng sẽ có lợi hơn rất nhiều.

- Tương tự trong việc ăn uống, bạn đừng tiết kiệm những lời khen tặng khi bé chịu thử một món mới.

- Một cách hay để khuyến khích bé ăn nhiều và hứng thú hơn với bữa ăn là để bé tự xúc, gắp và bốc đồ ăn. Sau đó thì cùng bé dọn dẹp “bãi chiến trường” mà bé vừa tạo ra nhé! Đây cũng là cách để tạo cho bé tính tự lập.

- Nên chế biến các món ăn phù hợp với độ tuổi và sức nhai của bé. Nếu bé chưa có đủ 20 răng sữa thì không nên cho bé ăn cơm, ngược lại, đừng bắt bé phải ăn cháo xay khi bé đã có thể nhai thức ăn, vì như thế sẽ khiến bé có tâm lý chán bữa ăn và trở nên biếng ăn. Và một điều cần lưu ý nữa là không nên xay nhuyễn tất cả mọi đồ ăn của bé.

- Bạn không thể ăn một bát cơm chan canh trương sình, và trẻ cũng vậy. Vì thế, hãy biết giới hạn thời gian ăn uống của bé. Tốt nhất, mỗi bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài từ 20 - 30 phút.


- Cần kiên nhẫn, bình tĩnh và nhẹ nhàng khi tập cho bé làm quen với các món ăn mới.

- Luôn thay đổi nguyên liệu cũng như cách chế biến món ăn để kích thích vị giác, thị giác của trẻ, giúp trẻ ăn nhiều hơn.

- Khi hầm xương hoặc luộc rau, hãy cho trẻ ăn cả cái và nước để trẻ được hấp thụ tất cả nguồn dinh dưỡng từ thực phẩm.

- Để giúp bé nhanh chóng bắt kịp và duy trì đà tăng trưởng, cha mẹ nên cố gắng bổ sung cho bé dinh dưỡng đầy đủ và cân đối.

Trẻ ăn gì dễ bị dị ứng?

Bổ sung cho bé đầy đủ dưỡng chất là điều cần thiết. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý nên cẩn thận khi cho bé ăn những thực phẩm sau đây, bởi nó có thể khiến bé bị dị ứng như nổi mề đay, mẩn ngứa, tiêu chảy…

Dị ứng thực phẩm không quá nguy hiểm nhưng lại làm tổn hại đến sức khỏe của bé, gây mệt mỏi, khó chịu. Vì thế, các mẹ cần chú ý khi cho bé ăn những thực phẩm “ít an toàn” dưới đây.

Cùng Dược Bảo Khang điểm mặt những thực phẩm dễ khiến bé bị dị ứng nhé!

Đậu nành


Các nhà nghiên cứu xác định ít nhất 15 chất gây dị ứng có trong protein đậu nành. Vì thế, nhiều trẻ dễ mắc phải dị ứng khi sử dụng thực phẩm này.

Nếu bạn cho bé dùng đậu nành mà thấy các hiện tượng như ngứa ran trong miệng, phát ban, ngứa, sưng tấy, thở khò khè, chảy nước mũi, khó thở, đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn thì nên dừng không cho bé uống nữa. Có thể con của bạn nằm trong 0,3% trẻ em mắc phải chứng dị ứng này.

Sữa động vật (đặc biệt là sữa bò)

Sữa được cho là chất cần thiết đối với trẻ nhỏ, tuy nhiên trên thực tế lại có rất nhiều trẻ bị dị ứng với thực phẩm này. Dị ứng sữa là do cơ thể không sản xuất lactase, một enzyme cần thiết để tiêu hóa đường chủ yếu trong sữa.


Khoảng 2,5% trẻ bị dị ứng sữa và thường sẽ tự hết sau 3 năm. Các triệu chứng dị ứng sữa sẽ thể hiện bằng chứng buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, thở khò khè, phản ứng trên da (ngứa, nổi mề đay). Nếu bé mới bị dị ứng sữa, bạn nên làm sữa chua cho bé ăn hoặc đun sôi trước khi cho bé uống. Trường hợp bé vẫn không hết, bạn nên dừng không cho bé uống sữa nữa.

Trứng

Dị ứng trứng cũng là một trong những chứng dị ứng thường gặp ở trẻ đang lớn (khoảng 2,5%) và sẽ tự khỏi sau 5 tuổi. Nếu trẻ bị dị ứng trứng sẽ gặp phải các triệu chứng phát ban, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở, mẩn, ngứa…

Nếu con dị ứng với trứng, bạn nên thử chế biến theo nhiều cách và cho bé ăn một ít thử, nếu vẫn bị hãy thay trứng bằng một món ăn khác.

Thuỷ hải sản


Đây là thực phẩm gây dị ứng hàng đầu không chỉ ở trẻ con mà ngay cả người lớn cũng gặp phải. Nghêu, sò, ốc, tôm, cua… là những món dễ gây dị ứng nhất, có thể khiến trẻ sau khi ăn xong gặp phải tình trạng nổi mề đay, sẩn ngứa, tiêu chảy.

Chanh

Có thể bạn bất ngờ, nhưng chanh cũng có thể khiến bé bị dị ứng đấy. Tuy nhiên, nó chỉ khiến bé dị ứng khi cơ thể bé có chứa hàm lượng axit cao, bởi lúc này, ăn thêm chanh sẽ làm cho hàm lượng axit đó tăng lên, sau đó chảy qua mạch máu dẫn đến dị ứng. Biểu hiện chủ yếu của chứng dị ứng này là phát ban khắp người.

Lạc (Đậu phộng)


Không nhẹ như những thực phẩm gây dị ứng khác, dị ứng lạc thường có phản ứng dữ dội, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Với những trẻ mắc hen suyễn, dị ứng lạc có thể cướp đi sinh mạng của trẻ, dù chỉ ngửi mùi chứ chưa ăn.

Vì thế, nếu con bạn mắc phải chứng dị ứng quái ác này, bạn nên mang thuốc epinefrin theo để tiêm bất cứ khi nào cần.

Dừa

Dị ứng dừa có thể khiến bé gặp nguy hiểm bởi nó thường rất nghiêm trọng. Do đó, nếu con bạn không “hợp” với dừa, hãy cách ly bé tuyệt đối với loại thực phẩm này. Tuy nhiên, dị ứng dừa rất hiếm gặp.

Những món ăn không dành cho trẻ nhỏ

Các mẹ thường hay nghĩ rằng một số món ăn thường ngày như mì tôm, xúc xích… không có ảnh hưởng gì đến cho bé. Nhưng thật chất, chúng gây ảnh hưởng không tốt cho quá trình phát triển bình thường và cân nặng của bé.

Trong quá trình chăm sóc cho bé, các mẹ nên cân nhắc chế độ dinh dưỡng. Hạn chế cho trẻ ăn nhiều những thực phẩm nóng, nhiều chất béo và đường… Đặc biệt với những món ăn dưới đây, các mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều.

1. Đồ hộp


Hầu hết những thức ăn trong đồ hộp như thịt hầm, thịt pate, xúc xích... là đồ chế biến sẵn, nguội. Đây là những thực phẩm không an toàn cho mọi người, đặc biệt là trẻ em. Chúng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh tim mạch, huyết áp, béo phì cho trẻ nhỏ. Với tính chất đồ dự trữ nên chúng thường được chế biến với nhiều dầu, muối, mỡ… nên cho trẻ ăn càng nhiều càng khiến nguy cơ trẻ mắc bệnh càng cao.

2. Không dùng sữa đậu thay thế cho sữa bò và sữa mẹ

Sữa đậu được chế biến từ nhiều loại đậu cũng là một loại sữa giàu chất dinh dưỡng và an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, các mẹ không nên thay thế sữa đậu cho sữa mẹ hoặc sữa bò. Mặc dù, sữa đậu chứa khá nhiều protein nhưng chúng là protein thực vật không bổ dưỡng bằng protein động vật có trong sữa bò. Ngoài ra trong sữa đậu nành có hàm lượng nhôm sẽ kiềm hãm sự phát triển trí não của trẻ.

3. Trứng muối hoặc trứng gà nướng

Trứng muối chứa hàm lượng muối khá lớn, tuy có mùi vị lạ được nhiều trẻ ưa thích nhưng các mẹ nên hạn chế món ăn này. Ngoài ra, trong trứng muối còn chứa một lượng lớn chì, trẻ mà nạp quá nhiều chì sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và quá trình tạo máu.


Còn trứng gà nướng ẩn chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm cho trẻ. Đặc biệt, ăn nhiều trứng gà nướng sẽ vô tình gây cho bé bệnh tiêu hóa và bệnh giun sán… Trứng gà nướng không thực sự tốt cho trẻ vì vậy các mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều nhé!

4. Mayonnaise

Mayonnaise là một trong những thực phẩm chứa khá nhiều chất béo mà các mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn. Thông thường, một thìa mayonnaise chứa đến 90 calo, 10g chất béo và 90mg muối. Tuy nhiên các mẹ hay dùng Mayonnaise làm salad để dỗ trẻ ăn rau. Giờ đây các mẹ có thể dùng những biện pháp khác để khuyến khích trẻ ăn rau mà không có nước xốt này để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

5. Mì tôm

Không chỉ có hại cho trẻ mà cả người trưởng thành cũng nên hạn chế ăn mì tôm. Mì tôm được chiên chín với nhiệt độ cao và nhiều dầu. Ăn nhiều sẽ khiến trẻ có nguy cơ béo phì, bệnh huyết áp và bệnh tim mạch.

6. Gan động vật


Gan chứa khá nhiều vitamin A và chất sắt nhưng gan lại là bộ máy giải độc cho cơ thể nên ở đây cũng tồn đọng nhiều chất độc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ. Các mẹ có thể cho trẻ ăn nhưng hạn chế ăn nhiều và thường xuyên.

7. Nước ngọt có ga

Trẻ em đặc biệt thích nước ngọt có ga, chúng có thể uống không biết ngán và uống bất kỳ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên, nước ngọt có ga cũng là một mầm bệnh nguy hiểm cho những bệnh như huyết áp, béo phì, tim mạch, thận… Vì vậy, hãy thay nước ngọt bằng những loại nước trà hoặc nước chiết xuất từ thiên nhiên nhé!

Chuyên mục văn hoá giải trí của VnExpress

.

© 2017 www.blogthuthuatwin10.com

Tầng 5, Tòa nhà FPT Cầu Giấy, phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: nguyenanhtuan2401@gmail.com
Điện thoại: 0908 562 750 ext 4548; Liên hệ quảng cáo: 4567.