Hiển thị các bài đăng có nhãn sức khỏe phụ nữ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn sức khỏe phụ nữ. Hiển thị tất cả bài đăng

Các nguyên tắc chị em cần biết khi chăm sóc vùng kín

Là một vùng da khá nhạy cảm, bởi vậy chị em cần nhớ:

1. Lau thật khô

Sau khi làm sạch âm đạo bằng nước, hãy lau thật khô. Khu vực âm đạo thường tối, ấm nóng và ẩm ướt, do đó tạo điều kiện rất tốt cho nấm men phát triển. Vì vậy, làm khô âm đạo đúng cách, bạn có thể loại bỏ sự ẩm ướt quá mức và tránh nấm men phát triển quá nhanh và nhiều.


Sau khi làm sạch âm đạo bằng nước, hãy lau thật khô.

2. Chọn chất liệu vải lụa, vải bông, cotton

Đây là những chất liệu tốt nhất giúp hút độ ẩm. Ngược lại, vải tổng hợp, nylon sẽ không thấm mồ hôi và tạo cơ hội cho nấm men phát triển quá mức. Không nên mặc quần áo quá chật hay dùng băng vệ sinh hàng ngày thường xuyên, chúng sẽ khiến cho vùng kín bị “cầm tù” và khiến tam giác vàng dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

3. Tránh xà phòng thơm, thuốc xịt

Những chất có trong các sản phẩm này có thể gây kích thích bên trong âm đạo và dẫn đến nhiễm trùng nấm men. Bạn cũng nên tránh miếng lót có mùi thơm, băng vệ sinh và giấy vệ sinh nhiều màu sắc.

4. Tránh nước nóng

Uống nước nóng, tắm nước nóng sẽ tạo điều kiện cho nấm men phát triển vì nấm men “ưa” môi trường ẩm ướt và ấm áp. Khi uống hay tắm nước nóng sẽ làm tăng nhiệt độ bên trong môi trường âm đạo.

5. Tránh thụt rửa âm đạo

Khi thụt rửa âm đạo, bạn sẽ giết chết các vi khuẩn có lợi. Những vi khuẩn này giúp cân bằng nấm men candida trong âm đạo. Khi các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, bạn sẽ dễ bị nhiễm nấm. Tránh dùng xà bông, sữa tắm hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín.

6. Tác dụng phụ của thuốc

Khi bạn uống kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ cơ nhiễm trùng vì nó giết chết các vi khuẩn tốt và xấu. Nếu bạn bị nhiễm trùng nấm men sau khi dùng thuốc, hãy gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê cho bạn loại thuốc khác thay thế.

Theo suckhoegiadinh.com.vn

Bí kíp "vàng" cho nàng kinh nguyệt không đều

Không phải người phụ nữ nào cũng may mắn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.Kinh nguyệt của phụ nữ là thời điểm tử cung bong các niêm mạc và hiện tượng chảy máu âm đạo xảy ra. Tùy vào đặc điểm cơ thể của mỗi người, trung bình 1 chu kỳ kinh nguyệt (bắt đầu từ ngày "chảy máu" đầu tiên đến trước ngày "chảy máu" ở chu kỳ tiếp theo) kéo dài từ 21 đến 35 ngày. Kỳ "đèn đỏ" trung bình kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Nếu kinh nguyệt của bạn không xuất hiện đều đặn hàng tháng như trên được gọi là kinh nguyệt không đều và bạn sẽ cần điều trị để nó không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bạn.


Kinh nguyệt không đều khiến đa phần phụ nữ lo lắng

Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt không đều

Bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều nếu có các biểu hiện cụ thể như sau:

- Thời gian giữa mỗi kỳ "đèn đỏ" luôn thay đổi và không thể tính toán trước được nó.

- Bạn mất quá nhiều hoặc quá ít máu trong kỳ "đèn đỏ" (trung bình mỗi người chỉ mất khoảng 4 đến 12 muỗng cà phê tương đương với 5ml đến 25 ml máu).

- Số ngày "đèn đỏ" ở mỗi chu kỳ của bạn hoàn toàn khác nhau, có tháng 3 ngày là "sạch kinh", nhưng có tháng lại "bị" tới 10 ngày...

Tên gọi khác nhau của tình trạng kinh nguyệt không đều

Bạn có thể bị nhầm lẫn về tình trạng của cơ thể vì có rất nhiều thể trạng bệnh khác nhau ở mỗi người. Cụ thể như:

- Kinh nguyệt thưa: đây là tình trạng kinh nguyệt diễn ra không thường xuyên. Thời gian giữa các chu kỳ kéo dài 35 ngày hoặc nhiều hơn. Phụ nữ có kinh nguyệt thưa thường chỉ có 8 thậm chí 6 chu kỳ trong 1 năm.

- Rong kinh: là hiện tượng chảy máu trong kỳ kinh nguyệt ở mức độ nhiều hơn bình thường và kéo dài thời gian "chảy máu" hơn bình thường.

- Vô kinh: là tên gọi của hiện tượng "đèn đỏ" vắng mặt trong 1 thời gian dài, 3 đến 6 tháng, thậm chí lâu hơn. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm, chị em cần được thăm khám và điều trị sớm.


Kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu bệnh lý và nó ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ

Vì sao kinh nguyệt của bạn lại không đều?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt không đều. Sự mất cân bằng hormone estrogen và progesterone có thể khiến cơ thể bạn phát triển sai so với quy luật bình thường và chu kỳ kinh nguyệt không đều là 1 biểu hiện. Đó là lý do tại sao những cô gái trẻ ở tuổi dậy thì và phụ nữ tuổi tiền mãn kinh thường có kinh nguyệt không đều.

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều, bạn cần lưu ý:

- Đang đặt vòng tránh thai hoặc dụng cụ tử cung (IUD) trong tử cung.

- Do thay đổi loại thuốc tránh thai hoặc tác dụng phụ của 1 số loại thuốc bạn đang điều trị.

- Tập thể dục cường độ cao, bài tập quá nặng cũng có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn thất thường.

- Đó có thể là dấu hiệu của bệnh buồng trứng đa nang (PCOS).

- Thời kỳ mang thai và đang cho con bú cũng khiến kinh nguyệt của bạn thất thường hoặc vô kinh.

- Tình trạng sẹo (dính) lớp niêm mạc tử cung hay còn gọi là hội chứng Asherman cũng khiến kinh nguyệt không đều.

- Quá căng thẳng, stress trầm trọng.

- Các vấn đề liên quan đến bệnh tuyến giáp.

- Bị polyp trong nội mạc tử cung và nó đang lớn.

- U xơ tử cung cũng ảnh hưởng tới kinh nguyệt của bạn.

Điều trị kinh nguyệt không đều

Thông thường, bạn gái đang ở tuổi dậy thì hoặc chị em đã ở tuổi tiền mãn kinh không cần phải điều trị hoặc lo lắng vì việc kinh nguyệt không đều, trừ khi họ cảm thấy quá khó chịu và bất tiện. Đây là hiện tượng bình thường của cơ thể trong khoảng thời gian này.

Với những phụ nữ không ở 1 trong 2 trường hợp trên có thể điều trị theo các phương pháp như:


Bạn nên đi khám để được bác sỹ thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả

- Điều trị các bệnh cơ bản khác mà mình đang bị: Bác sỹ có thể cho bạn làm xét nghiệm máu, nước tiểu, kiểm tra mức độ hormone và chức năng tuyến giáp để biết bệnh của bạn. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và suy giáp là hai nguyên nhân phổ biến của kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.

- Thay đổi biện pháp phòng tránh thai: Một số phụ nữ phát triển kinh nguyệt không đều khi sử dụng vòng tránh thai. Vì thế, việc cần làm lúc này là đi khám và làm theo hướng dẫn cụ thể của bác sỹ để chọn biện pháp tránh thai khác phù hợp với cơ thể bạn.

- Thay đổi lối sống: Một số phụ nữ bị kinh nguyệt không đều vì họ tập thể dục quá nhiều. Giảm tần suất và cường độ tập luyện của bạn có thể giúp chu kỳ của bạn trở lại như bình thường. Hoặc thư giãn và yêu đời có thể loại bỏ nguyên nhân stress dẫn đến kinh nguyệt không đều. 

- Cân nhắc sử dụng liệu pháp hormone thay thế: Một chu kỳ kinh nguyệt không đều thường là do thiếu hoặc mất cân bằng hormone trong cơ thể. Vì thế, các bác sỹ sẽ tư vấn cụ thể để bạn cân nhắc về liệu pháp này.

- Phẫu thuật nếu được bác sỹ chỉ định: Các bất thường trong hình dáng tử cung, cấu trúc bên trong tử cung hoặc ống dẫn trứng cũng có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều. Lúc này, phẫu thuật là biện phấp hiệu quả nhất cho bạn. Đặc biệt là nếu bạn đang mong có con.

Theo Khampha.vn

7 thói quen sinh hoạt ảnh hưởng xấu đến sức khỏe “vùng kín”

Những thói quen sinh hoạt hàng ngày chị em vốn dĩ cho rằng vô hại nhưng thực tế lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe “vùng kín”.


Những thói quen sinh hoạt hàng ngày chị em vốn dĩ cho rằng vô hại nhưng thực tế lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe “vùng kín”.

1. Thức khuya: 

Những chị em thường xuyên thức khuya sẽ khiến cho sức khỏe thể chất và tinh thần giảm sút, sức đề kháng suy giảm. Việc thức khuya lâu dài cũng ảnh hưởng trực tiếp tới cơ chế điều tiết nội tiết tố trong cơ thể và gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Tất cả những điều này sẽ dẫn đến mất cân bằng môi trường tự nhiên trong âm đạo, vi khuẩn có hại xâm nhập và gây ảnh hưởng đến sức khỏe vùng kín. Chị em thường xuyên thức khuya có thể sẽ mắc các bệnh như: viêm âm đạo, viêm phần phụ, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung…

2. Sử dụng giấy vệ sinh lau vùng kín: 

Nhiều chị em sau khi đi tiểu thường có thói quen dùng giấy vệ sinh để lau vùng kín. Chính điều này đã khiến cho vùng kín bị nhiễm khuẩn. Lý do là bởi hiện nay trên thị trường, không phải loại giấy vệ sinh nào cũng đảm bảo quy trình an toàn về chất lượng. Nhiều loại giấy được sản xuất tái chế (tận dụng loại giấy cũ, ô nhiễm để tẩy trắng) kém chất lượng, có chứa nhiều tạp khuẩn. Khi chị em sử dụng loại giấy này để lau chùi vùng kín sẽ tạo điều kiện cho những loại vi khuẩn này xâm nhập vào, gây mất cân bằng môi trường âm đạo, khiến cho vùng kín bị viêm nhiễm.

3. Nhịn tiểu và coi nhẹ dấu hiệu bị bệnh phụ khoa: 

Có một số chị em, vì công việc bận hoặc vì lý do nào đó mà không có thời gian vào nhà vệ sinh đi tiểu. Lâu dần, thói quen nhịn tiểu được hình thành và nhiều chị em nghĩ rằng nó vô hại. Tuy nhiên thực tế là khi chị em nhịn đi tiểu, nước tiểu bị tích lũy trong bàng quang. Thói quen này lâu ngày sẽ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Một khi đường tiết niệu bị nhiễm trùng, vi khuẩn từ đó sẽ lây nhiễm đến vùng kín - khiến vùng kín bị nhiễm bệnh.

Một số chị em khi có những biểu hiện của bệnh phụ khoa như khí hư ra nhiều, có màu và có mùi hôi… đã chủ quan, cho rằng đó là biểu hiện bình thường và không kịp thời đi khám để có biện pháp chữa trị. Chính điều đó đã khiến cho bệnh càng thêm nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe vùng kín.


Một số chị em khi có những biểu hiện của bệnh phụ khoa như khí hư ra nhiều, có màu và có mùi hôi… đã chủ quan, cho rằng đó là biểu hiện bình thường và không kịp thời đi khám để có biện pháp chữa trị. Ảnh minh họa

4. Mặc quần áo bó sát: 

Có rất nhiều chị em quan niệm rằng mặc quần áo kiểu dáng sexy, bó sát cơ thể sẽ khiến mình trông quyến rũ hơn. Tuy nhiên chị em không hề hay biết rằng chính thói quen này không hề tốt cho sức khỏe vùng kín. Khi mặc quần áo bó sát, chất liệu, kiểu dáng quần áo không đủ độ thoáng sẽ khiến âm đạo bị cọ xát gây tổn thương; khiến độ ẩm vùng kín tăng cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm sinh sôi phát triển.

5. Tẩy (cạo) lông mu: 

Nhiều chị em có thói quen “dọn dẹp” lông mu bằng cách tẩy, cạo để vùng kín sạch sẽ. Tuy nhiên thực tế là lông mu có tác dụng bảo vệ âm đạo khỏi sự cọ xát và nhiễm trùng. Khi chị em loại bỏ lông mu có thể gây tổn thương vùng kín do quá trình cạo, nhổ lông hoặc do vùng kín bị chà xát với đồ lót. Điều này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.

Ngoài ra, việc cạo sạch lông mu cũng khiến chị em dễ bị gia tăng lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục như herpes hoặc HPV.

6. Thói quen ngâm mình trong bồn tắm: 

Đây là một cách tắm có khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vùng kín. Bởi vì, khi ngâm mình trong bồn tắm, xà phòng tắm là môi trường có độ kiềm cao, trong khi âm đạo lại có tính axit nhẹ. Tắm bồn xà phòng sẽ khiến cho môi trường pH trong âm đạo bị thay đổi. Tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Mặt khác, rất nhiều chị em khi ngâm mình trong bồn đã không tắm rửa sạch sẽ, kỳ cọ hết bụi bẩn trước đó. Có những chị em còn có thói quen vừa ngâm mình vừa kì cọ. Điều này dẫn đến nguồn ngước trong bồn tắm trở nên bẩn. Lúc này, bụi bẩn và xà phòng thừa cơ hội xâm nhập sâu hơn vào vùng kín, vi khuẩn từ hậu môn cũng nhân dịp này di cư đến âm đạo, gây mất cân bằng hệ sinh thái vi khuẩn tự nhiên tại âm đạo – là một trong những nguyên nhân chính gây nên viêm nấm âm đạo, ảnh hưởng đến sức khỏe vùng kín.

7. Dùng băng vệ sinh hàng ngày thường xuyên: 

Nhiều chị em quan niệm rằng việc dùng băng vệ sinh hàng ngày sẽ cách ly vùng kín của mình với vi khuẩn. Tuy nhiên thói quen này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Bởi vì khi dùng băng vệ sinh hàng ngày thường xuyên sẽ khiến cho vùng kín của chị em không khô thoáng mà trở nên ẩm ướt. Từ đó tọa môi trường thích hợp cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển, xâm nhập và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe vùng kín.


Theo Trí Thức Trẻ

Chuyên mục văn hoá giải trí của VnExpress

.

© 2017 www.blogthuthuatwin10.com

Tầng 5, Tòa nhà FPT Cầu Giấy, phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: nguyenanhtuan2401@gmail.com
Điện thoại: 0908 562 750 ext 4548; Liên hệ quảng cáo: 4567.