Nếu như tới Việt Nam, Hàn Quốc hay Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên Đán, bạn sẽ có thể được thưởng thức những món bánh cổ truyền mang đầy hương vị đặc trưng của mỗi vùng miền.
Đêm 30 Tết, các gia đình tại phía Bắc Trung Quốc sẽ quây quần bên nhau để làm món jiaozi (bánh chẻo) làm từ bột mì, trong khi các gia đình tại miền Nam sẽ chuẩn bị món bánh niangao làm từ gạo. Đây là món bánh được cho là sẽ mang lại may mắn trong dịp năm mới.
2. Bánh chưng
Món bánh không thể thiếu được trong ngày Tết của người Việt Nam. Bánh chưng được làm từ lá dong, bên trong là gạo nếp, đỗ xanh, thịt và được gói vuông vắn.
3. Bánh chẻo
Là món ăn truyền thống nổi tiếng của người Trung Quốc. Vỏ bánh chẻo được làm từ bột mì cán mỏng, nhân bánh thường là rau hẹ trộn thịt. Người Trung Quốc thường ăn bánh chẻo với nước canh xương, có thể cho thêm rau mùi, lá hẹ, hạt tiêu...
4. Jumuk-bap
Jumuk-bap trong tiếng Hàn Quốc có nghĩa là "nắm tay" để mô tả cách làm loại bánh này là cho vào lòng bàn tay và nắm lại thành một khối cầu nhỏ. Jumuk-bap được làm từ cơm trắng, rong biển, quả lê và thịt bò.
5. Mochi
Mochi là loại bánh được làm từ gạo, không chỉ dùng trong cuộc sống hằng ngày mà còn là vật phẩm dâng lên thần linh trong ngày Tết của người Nhật Bản. Trong ngày Tết, người Nhật thường làm Kagami-mochi bằng cách xếp chồng hai chiếc bánh mochi lên nhau, bên trên đặt thêm một quả cam rồi để ở những nơi trang trọng, với mong ước gia đình sẽ được sung túc, phồn thịnh.
Tteok là một loại bánh được dùng trong các dịp lễ tết, cưới hỏi của người Hàn Quốc làm từ bột gạo, sau đó nhào nhuyễn và được cắt thành những chiếc bánh có hình dáng, kích thước khác nhau. Bánh gạo nước được ăn vào những ngày đầu năm mới và bánh gạo ngọt được ăn vào các dịp như đám cưới, sinh nhật.
7. Bánh kếp hành Pajeon
Chỉ cần trứng, nước, bột mì, hải sản và ít hành lá là bạn đã có được một món bánh Pajeon để thưởng thức trong ngày Tết. Đối với người Hàn Quốc, bánh Pajeon mang ý nghĩa chúc mừng, báo tin vui hoặc thể hiện sự tôn kính đối với ông bà, tổ tiên.
comment 0 nhận xét