Phát triển du lịch biển đảo sẽ gắn chặt với an ninh quốc phòng, biên giới hải đảo”. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch VN trong buổi họp báo ngày 19/5.
Khách du lịch đi, đến đều giảm mạnh
Theo ông Tuấn, sự việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam đã gây ra tác động kép: Số lượng khách Trung Quốc sang Việt Nam có chiều hướng giảm, trong khi nhiều khách Việt Nam hủy tour đi Trung Quốc.
“Từ 15/5, du khách Trung Quốc đi bằng đường bộ qua cửa khẩu phía Bắc bằng giấy thông hành xuất nhập cảnh tạm ngừng. Ngày 17/5, khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam bằng đường bộ giảm sút. Ngoài ra, lượng khách ở một số thị trường nói tiếng Hoa như Hồng Kông, Macao, Đài Loan cũng giảm đáng kể. Đó là thách thức của ngành du lịch” - ông Tuấn cho biết.
Ngoài ra, các Sở VH, TT&DL, doanh nghiệp lữ hành quốc tế và các khách sạn phải có phương án đảm bảo an ninh an toàn tuyệt đối cho khách du lịch, nhất là du khách đến từ thị trường nói tiếng Hoa, không để kẻ xấu lợi dụng, kích động gây ra những hành động quá khích, thiếu kiểm soát; Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn và trong hoạt động cung ứng của doanh nghiệp. Không để xảy ra những hành động quá khích, kỳ thị phân biệt đối xử, nhất là đối với khách du lịch Trung Quốc.
Tuyên truyền cho khách du lịch về tình hình biển Đông hiện nay và thái độ của chúng ta về vấn đề này để họ hiểu và ủng hộ Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Theo ông Tuấn, phát triển du lịch biển đảo sẽ gắn chặt với an ninh quốc phòng, biên giới hải đảo. “Qua du lịch biển đảo, chúng ta khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Thời gian tới sẽ ưu tiên phát triển tuyến du lịch ven bờ, các sản phẩm du lịch biển đảo”, ông Tuấn nói.
Kịp thời chuyển hướng
Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Trung Quốc là thị trường du lịch lớn (chiếm khoảng 25% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam hàng năm). Tuy nhiên, thị trường này cũng có một số hạn chế. Đó là, hiện số lượng khách du lịch Trung Quốc chi tiêu ít chiếm tỉ trọng tương đối cao trong tổng số phân khúc thị trường du lịch Trung Quốc, đặc biệt là khách du lịch đi bằng đường bộ.
“Năm 2013, khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam đạt 1,9 triệu trong đó khoảng 40% đi bằng đường bộ, tương đương 760.000 người, chi tiêu của khách đường bộ ước khoảng 300 USD/người. Trong khi đó, cũng năm 2013, Việt Nam có hơn 1,3 triệu người sang Trung Quốc, với mức chi tiêu trung bình là 650 USD/ người”, ông Tuấn cho biết.
Ngoài ra, khách du lịch bằng đường bộ đang có sự cạnh tranh, can thiệp của một số doanh nghiệp Trung Quốc. Họ giảm giá quá mức làm ảnh hưởng đến hình ảnh của du lịch Việt Nam.
Trước những sự sụt giảm không thể tránh khỏi, ông Nguyễn Văn Tuấn khẳng định, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã đưa ra những giải pháp chuyển hướng kịp thời nhằm giữ vững, đảm bảo phát triển du lịch. Trong đó, ngành du lịch sẽ chuyển hướng thị trường như tập trung nghiên cứu, khai thác, mở rộng các thị trường khách có thời gian lưu trú dài, chi tiêu cao, những thị trường truyền thống có quan hệ tốt với chúng ta về mặt chính trị như: Nga, Hàn Quốc, Nhật, Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc, ASEAN…
Khách du lịch đi, đến đều giảm mạnh
Theo ông Tuấn, sự việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam đã gây ra tác động kép: Số lượng khách Trung Quốc sang Việt Nam có chiều hướng giảm, trong khi nhiều khách Việt Nam hủy tour đi Trung Quốc.
“Từ 15/5, du khách Trung Quốc đi bằng đường bộ qua cửa khẩu phía Bắc bằng giấy thông hành xuất nhập cảnh tạm ngừng. Ngày 17/5, khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam bằng đường bộ giảm sút. Ngoài ra, lượng khách ở một số thị trường nói tiếng Hoa như Hồng Kông, Macao, Đài Loan cũng giảm đáng kể. Đó là thách thức của ngành du lịch” - ông Tuấn cho biết.
Ngoài ra, các Sở VH, TT&DL, doanh nghiệp lữ hành quốc tế và các khách sạn phải có phương án đảm bảo an ninh an toàn tuyệt đối cho khách du lịch, nhất là du khách đến từ thị trường nói tiếng Hoa, không để kẻ xấu lợi dụng, kích động gây ra những hành động quá khích, thiếu kiểm soát; Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn và trong hoạt động cung ứng của doanh nghiệp. Không để xảy ra những hành động quá khích, kỳ thị phân biệt đối xử, nhất là đối với khách du lịch Trung Quốc.
Tuyên truyền cho khách du lịch về tình hình biển Đông hiện nay và thái độ của chúng ta về vấn đề này để họ hiểu và ủng hộ Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Theo ông Tuấn, phát triển du lịch biển đảo sẽ gắn chặt với an ninh quốc phòng, biên giới hải đảo. “Qua du lịch biển đảo, chúng ta khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Thời gian tới sẽ ưu tiên phát triển tuyến du lịch ven bờ, các sản phẩm du lịch biển đảo”, ông Tuấn nói.
Kịp thời chuyển hướng
Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Trung Quốc là thị trường du lịch lớn (chiếm khoảng 25% tổng số khách quốc tế đến Việt Nam hàng năm). Tuy nhiên, thị trường này cũng có một số hạn chế. Đó là, hiện số lượng khách du lịch Trung Quốc chi tiêu ít chiếm tỉ trọng tương đối cao trong tổng số phân khúc thị trường du lịch Trung Quốc, đặc biệt là khách du lịch đi bằng đường bộ.
“Năm 2013, khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam đạt 1,9 triệu trong đó khoảng 40% đi bằng đường bộ, tương đương 760.000 người, chi tiêu của khách đường bộ ước khoảng 300 USD/người. Trong khi đó, cũng năm 2013, Việt Nam có hơn 1,3 triệu người sang Trung Quốc, với mức chi tiêu trung bình là 650 USD/ người”, ông Tuấn cho biết.
Ngoài ra, khách du lịch bằng đường bộ đang có sự cạnh tranh, can thiệp của một số doanh nghiệp Trung Quốc. Họ giảm giá quá mức làm ảnh hưởng đến hình ảnh của du lịch Việt Nam.
Trước những sự sụt giảm không thể tránh khỏi, ông Nguyễn Văn Tuấn khẳng định, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã đưa ra những giải pháp chuyển hướng kịp thời nhằm giữ vững, đảm bảo phát triển du lịch. Trong đó, ngành du lịch sẽ chuyển hướng thị trường như tập trung nghiên cứu, khai thác, mở rộng các thị trường khách có thời gian lưu trú dài, chi tiêu cao, những thị trường truyền thống có quan hệ tốt với chúng ta về mặt chính trị như: Nga, Hàn Quốc, Nhật, Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc, ASEAN…
GTVT
comment 0 nhận xét