Là thôn miền núi duy nhất của xã Phổ Thạnh (H.Đức Phổ, Quảng Ngãi), Đồng Vân cheo leo neo mình trên những vạt đồi xanh.
So với mặt biển, Đồng Vân có độ cao gần 500m. Xế chiều, từ đồng bằng nhìn lên, Đồng Vân lãng đãng trong biển mây la đà. Nhiều lữ khách từng đến miền cao gió bay này không khỏi bâng khuâng khi nghĩ rằng Đồng Vân là cánh đồng mây trắng.
Vào những chiều hè, lũ trẻ làng chài dưới chân thôn Đồng Vân thường tụm năm tụm ba ngoài đường, ngước nhìn lên Đồng Vân - nơi đùn lên những lớp mây màu trắng bạc với rất nhiều hình dạng - rồi tha hồ tưởng tượng đó là Thánh Gióng nhổ bụi tre làng đánh giặc Ân, là Ngô Quyền nhấn chìm quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, là Lý Thường Kiệt trước giờ xuất quân đánh Tống…
Chỉ bao nhiêu đó thôi mà Đồng Vân chứa chan cảm hứng khiến lớp trẻ của quê hương núi Ấn sông Trà (Quảng Ngãi) lâu lâu lại rủ nhau “phượt” lên đó để được chạm tay vào những… vầng mây trắng mang dáng hình lịch sử.
Phiêu cùng mây trắng
Chuyến du lịch biển 2 ngày của nhóm bạn đến từ huyện Đức Phổ đã chấm dứt. Họ nói thăm cha Lạc Long Quân rồi. Giờ phải hành hương lên thăm mẹ Âu Cơ trước khi kết thúc những ngày xê dịch đầy thú vị.
Họ hỏi tôi: “Ngoài biển ra, Sa Huỳnh có rừng để đi chơi không?”. Tôi chỉ tay lên dãy núi phía tây, bảo với họ rằng trên ấy có hồ Cây Khế thơ mộng, có suối Cây Sanh phát nguyên từ đại ngàn xa thẳm Trường Sơn, có cả một cánh đồng bồng bềnh mây trắng. Và, các bạn biết đấy, Hội An có phố cổ thì nơi đây cũng có… thôn cổ. Đó là thôn Đồng Vân với nhịp sống yên ả, chầm chậm như… điệu slow.
Lời giới thiệu có “mùi” chuyên nghiệp với một chút lãng mạn ấy đã khiến tôi trở thành “phượt trưởng” bất đắc dĩ cho một tour du lịch… ngoài luồng. Tôi mô tả có hai con đường đến với Đồng Vân, dễ đi nhất là con đường bê tông uốn lượn dọc theo những triền đồi, đi xe máy chỉ mất khoảng 20 phút. Còn con đường thứ hai thì luôn thử thách đôi chân vì phải băng đồng, trèo đèo, lội suối.
Họ bảo đường bê tông thì bon bon nhưng cái chất lữ hành bụi bặm không còn. Vậy là chúng tôi xách ba lô lên, ngược Đồng Vân bằng “xe tự hành”.
Băng qua con đường mòn ngoằn ngoèo giữa cánh đồng xanh mướt dài hơn 2km, chúng tôi hít căng lồng ngực bầu không khí thanh mát và dìu dịu hương lúa trổ đòng. Cuộc hành trình chợt dừng trên đỉnh dốc khi một người quay lại đằng sau và la lên: “Ôi, biển đẹp không thể tưởng”. Trời ạ, vừa mới rời biển có mấy tiếng đồng hồ, giờ lại bị biển mê hoặc rồi!
Cũng phải thôi. Từ độ cao trên 200m, xa 3km, biển như tấm thảm nhung màu xanh dương được viền bởi một dải lụa cát vàng thấp thoáng sau những vạt bông lau mỏng mảnh. Chúng tôi “ngộ” ra chân lý: "Biển ngàn năm vẫn mới nếu ta xê dịch ra xa để thay đổi góc nhìn. Gần quá làm sao thấy được cái mênh mông rộng dài của biển".
Một anh nào đó tếu táo nói: “Cũng như… vợ mình ở nhà thôi. Không có những chuyến phượt như thế này làm sao biết bà xã dõi mắt theo bóng hình “lữ thứ” của ta để mà thương mà nhớ”. Một anh khác: “Thôi ông ơi, đừng tưởng bở. Mấy ông nổi hứng phượt ngoài hạn định một ngày, coi chừng về bị… đay bị nghiến chứ ở đó mà nhớ mà thương”. Rộ lên những tiếng cười trong veo trên đỉnh dốc.
Ai cũng lôi máy ảnh ra ghi hình biển bao la và cánh đồng trước mặt. Sóng lúa lan xa như muốn hòa ca cùng sóng biển dạt dào. Chúng tôi đi chậm hơn, cẩn thận đặt chân lên từng phiến đá mòn nhẵn để cảm nhận bàn chân nứt nẻ và lam lũ của người Đồng Vân bao đời nay xây làng dựng xóm.
Mấy nếp nhà đầu thôn hiện ra, khói lam bay lên từ những mái bếp đang thổi cơm chiều. Mùi thơm của khoai lang vùi trong tro nóng chỗ lũ trẻ chăn trâu tụm nhau hấp dẫn chúng tôi. Sà vào với đám trẻ, chúng tôi “xin” được mỗi người một củ.
Chúng tôi ngồi bệt trên vạt cỏ, dưới bóng mát của cây trâm già, tách củ khoai ăn từng chút một. Mấy cô gái quên mình là phái đẹp, cứ để nguyên những giọt mồ hôi cùng vết tro trên má. Một cô nói về biển ăn…khoai nướng thấy ngon quá chừng.
Hoa cỏ ven đường, những lùm sim dại và núi đồi xanh sẫm trong hoàng hôn. Từng cụm khói đốt đồng bay lên, lẫn vào mây trắng. Mà lạ, dưới đồng bằng nhìn lên, thấy mây trắng bảng lảng nơi này. Giờ lên đây, lại thấy mây trắng giăng lũy giăng thành ở tít tắp phía trời xa như một lời gợi nhắc “sau chân trời còn có chân trời khác”. Có tiếng hát nho nhỏ: về thôn xưa ta hát khúc hoan ca…
Chầm chậm sống và lặng lẽ đẹp
Đó là nhận xét của chúng tôi sau một ngày chơi với Đồng Vân. Nhịp sống lặng lẽ ở nơi này khiến ai cũng cảm thấy mình như… tan ra chầm chậm. Đồng Vân không tốc độ, không tiếng ồn, không bụi bặm, không khói xăng, không cả những con đường nhựa người xe nườm nượp như thị trấn dưới kia nhưng có rất nhiều lối mòn nho nhỏ nối tình làng nghĩa xóm. Đi ngả nào cây lá cũng thân thiện khẽ chạm vai người.
Chúng tôi đến tham quan hồ Cây Khế. Mặt hồ lặng lờ soi bóng mây trời. Những lùm tre xanh um viền quanh hồ, tiếng chim rừng gọi nhau ríu rít trong khúc nhạc gió núi miên man. Nếu có một biến tấu nhanh ở nơi này thì đấy là đường bay của những chú chim bói cá. Chỉ thấy “mũi tên xanh” xẹt xuống, một giây sau chú bói cá đã bay lên. Chúng ồn ào tranh cãi đâu đó trong những lùm cây với con cá vừa bắt được.
Suối Cây Sanh gần đó rì rào mời gọi. Đã sang hè, dòng suối thon thả, uốn mình len lỏi chảy qua những gộp đá xanh rêu, tưới tắm những nương ngô, đồng lúa trước khi về với biển.
Ngồi trên tảng đá bằng phẳng và mát lạnh, dưới bóng cây lộc vừng cổ thụ buông từng chùm hoa như những sợi tơ màu đỏ, nghe suối róc rách êm đềm, chúng tôi thấy lòng thanh thản, nhẹ nhõm, rũ sạch phiền lo như chưa từng biết đến nhịp sống hổi hả đời thường. Những nếp nhà thưa thớt, những vạt đồi rợp bóng nương khoai, những lối mòn dịu xanh màu cỏ lá… sẽ là chuỗi hình ảnh đẹp lặng lẽ nhưng mãi tươi hồng trong ký ức.
Với chuyến phượt này, chúng tôi ai cũng cảm thấy tâm hồn mình già dặn với núi sông và trẻ măng cùng hương rừng gió biển. Ai đó hát “Rừng núi dang tay nối lại biển xa…”. Cả nhóm bất giác hát theo, rập ràng như nhịp đập của những con tim đồng cảm.
Ừ thôi ta về, Đồng Vân mây trắng nhé!
Thôn Đồng Vân với nhịp sống yên ả
So với mặt biển, Đồng Vân có độ cao gần 500m. Xế chiều, từ đồng bằng nhìn lên, Đồng Vân lãng đãng trong biển mây la đà. Nhiều lữ khách từng đến miền cao gió bay này không khỏi bâng khuâng khi nghĩ rằng Đồng Vân là cánh đồng mây trắng.
Vào những chiều hè, lũ trẻ làng chài dưới chân thôn Đồng Vân thường tụm năm tụm ba ngoài đường, ngước nhìn lên Đồng Vân - nơi đùn lên những lớp mây màu trắng bạc với rất nhiều hình dạng - rồi tha hồ tưởng tượng đó là Thánh Gióng nhổ bụi tre làng đánh giặc Ân, là Ngô Quyền nhấn chìm quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, là Lý Thường Kiệt trước giờ xuất quân đánh Tống…
Chỉ bao nhiêu đó thôi mà Đồng Vân chứa chan cảm hứng khiến lớp trẻ của quê hương núi Ấn sông Trà (Quảng Ngãi) lâu lâu lại rủ nhau “phượt” lên đó để được chạm tay vào những… vầng mây trắng mang dáng hình lịch sử.
Vắt vẻo giữa trời xanh
Phiêu cùng mây trắng
Chuyến du lịch biển 2 ngày của nhóm bạn đến từ huyện Đức Phổ đã chấm dứt. Họ nói thăm cha Lạc Long Quân rồi. Giờ phải hành hương lên thăm mẹ Âu Cơ trước khi kết thúc những ngày xê dịch đầy thú vị.
Họ hỏi tôi: “Ngoài biển ra, Sa Huỳnh có rừng để đi chơi không?”. Tôi chỉ tay lên dãy núi phía tây, bảo với họ rằng trên ấy có hồ Cây Khế thơ mộng, có suối Cây Sanh phát nguyên từ đại ngàn xa thẳm Trường Sơn, có cả một cánh đồng bồng bềnh mây trắng. Và, các bạn biết đấy, Hội An có phố cổ thì nơi đây cũng có… thôn cổ. Đó là thôn Đồng Vân với nhịp sống yên ả, chầm chậm như… điệu slow.
Lời giới thiệu có “mùi” chuyên nghiệp với một chút lãng mạn ấy đã khiến tôi trở thành “phượt trưởng” bất đắc dĩ cho một tour du lịch… ngoài luồng. Tôi mô tả có hai con đường đến với Đồng Vân, dễ đi nhất là con đường bê tông uốn lượn dọc theo những triền đồi, đi xe máy chỉ mất khoảng 20 phút. Còn con đường thứ hai thì luôn thử thách đôi chân vì phải băng đồng, trèo đèo, lội suối.
Họ bảo đường bê tông thì bon bon nhưng cái chất lữ hành bụi bặm không còn. Vậy là chúng tôi xách ba lô lên, ngược Đồng Vân bằng “xe tự hành”.
Làng quê yên bình
Băng qua con đường mòn ngoằn ngoèo giữa cánh đồng xanh mướt dài hơn 2km, chúng tôi hít căng lồng ngực bầu không khí thanh mát và dìu dịu hương lúa trổ đòng. Cuộc hành trình chợt dừng trên đỉnh dốc khi một người quay lại đằng sau và la lên: “Ôi, biển đẹp không thể tưởng”. Trời ạ, vừa mới rời biển có mấy tiếng đồng hồ, giờ lại bị biển mê hoặc rồi!
Cũng phải thôi. Từ độ cao trên 200m, xa 3km, biển như tấm thảm nhung màu xanh dương được viền bởi một dải lụa cát vàng thấp thoáng sau những vạt bông lau mỏng mảnh. Chúng tôi “ngộ” ra chân lý: "Biển ngàn năm vẫn mới nếu ta xê dịch ra xa để thay đổi góc nhìn. Gần quá làm sao thấy được cái mênh mông rộng dài của biển".
Một anh nào đó tếu táo nói: “Cũng như… vợ mình ở nhà thôi. Không có những chuyến phượt như thế này làm sao biết bà xã dõi mắt theo bóng hình “lữ thứ” của ta để mà thương mà nhớ”. Một anh khác: “Thôi ông ơi, đừng tưởng bở. Mấy ông nổi hứng phượt ngoài hạn định một ngày, coi chừng về bị… đay bị nghiến chứ ở đó mà nhớ mà thương”. Rộ lên những tiếng cười trong veo trên đỉnh dốc.
Ai cũng lôi máy ảnh ra ghi hình biển bao la và cánh đồng trước mặt. Sóng lúa lan xa như muốn hòa ca cùng sóng biển dạt dào. Chúng tôi đi chậm hơn, cẩn thận đặt chân lên từng phiến đá mòn nhẵn để cảm nhận bàn chân nứt nẻ và lam lũ của người Đồng Vân bao đời nay xây làng dựng xóm.
Chắt chiu từng chiếc lá dừa
Mấy nếp nhà đầu thôn hiện ra, khói lam bay lên từ những mái bếp đang thổi cơm chiều. Mùi thơm của khoai lang vùi trong tro nóng chỗ lũ trẻ chăn trâu tụm nhau hấp dẫn chúng tôi. Sà vào với đám trẻ, chúng tôi “xin” được mỗi người một củ.
Chúng tôi ngồi bệt trên vạt cỏ, dưới bóng mát của cây trâm già, tách củ khoai ăn từng chút một. Mấy cô gái quên mình là phái đẹp, cứ để nguyên những giọt mồ hôi cùng vết tro trên má. Một cô nói về biển ăn…khoai nướng thấy ngon quá chừng.
Hoa cỏ ven đường, những lùm sim dại và núi đồi xanh sẫm trong hoàng hôn. Từng cụm khói đốt đồng bay lên, lẫn vào mây trắng. Mà lạ, dưới đồng bằng nhìn lên, thấy mây trắng bảng lảng nơi này. Giờ lên đây, lại thấy mây trắng giăng lũy giăng thành ở tít tắp phía trời xa như một lời gợi nhắc “sau chân trời còn có chân trời khác”. Có tiếng hát nho nhỏ: về thôn xưa ta hát khúc hoan ca…
Chầm chậm sống và lặng lẽ đẹp
Đó là nhận xét của chúng tôi sau một ngày chơi với Đồng Vân. Nhịp sống lặng lẽ ở nơi này khiến ai cũng cảm thấy mình như… tan ra chầm chậm. Đồng Vân không tốc độ, không tiếng ồn, không bụi bặm, không khói xăng, không cả những con đường nhựa người xe nườm nượp như thị trấn dưới kia nhưng có rất nhiều lối mòn nho nhỏ nối tình làng nghĩa xóm. Đi ngả nào cây lá cũng thân thiện khẽ chạm vai người.
Chúng tôi đến tham quan hồ Cây Khế. Mặt hồ lặng lờ soi bóng mây trời. Những lùm tre xanh um viền quanh hồ, tiếng chim rừng gọi nhau ríu rít trong khúc nhạc gió núi miên man. Nếu có một biến tấu nhanh ở nơi này thì đấy là đường bay của những chú chim bói cá. Chỉ thấy “mũi tên xanh” xẹt xuống, một giây sau chú bói cá đã bay lên. Chúng ồn ào tranh cãi đâu đó trong những lùm cây với con cá vừa bắt được.
Thơ mộng hồ Cây Khế
Suối Cây Sanh gần đó rì rào mời gọi. Đã sang hè, dòng suối thon thả, uốn mình len lỏi chảy qua những gộp đá xanh rêu, tưới tắm những nương ngô, đồng lúa trước khi về với biển.
Một đoạn suối Cây Sanh
Ngồi trên tảng đá bằng phẳng và mát lạnh, dưới bóng cây lộc vừng cổ thụ buông từng chùm hoa như những sợi tơ màu đỏ, nghe suối róc rách êm đềm, chúng tôi thấy lòng thanh thản, nhẹ nhõm, rũ sạch phiền lo như chưa từng biết đến nhịp sống hổi hả đời thường. Những nếp nhà thưa thớt, những vạt đồi rợp bóng nương khoai, những lối mòn dịu xanh màu cỏ lá… sẽ là chuỗi hình ảnh đẹp lặng lẽ nhưng mãi tươi hồng trong ký ức.
Với chuyến phượt này, chúng tôi ai cũng cảm thấy tâm hồn mình già dặn với núi sông và trẻ măng cùng hương rừng gió biển. Ai đó hát “Rừng núi dang tay nối lại biển xa…”. Cả nhóm bất giác hát theo, rập ràng như nhịp đập của những con tim đồng cảm.
Ừ thôi ta về, Đồng Vân mây trắng nhé!
Du ký của Trần Cao Duyên
comment 0 nhận xét