Mỗi quốc gia đều có một nền văn hóa ẩm thực khác nhau. Khi nhắc đến văn hóa ẩm thực Thái Lan, người ta liền nghĩ ngay đến hương vị chua chua cay cay trong từng món ăn, hay những món ăn nhiều dầu mỡ của người Trung Hoa. Còn khi nhắc đến quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới - Ấn Độ, người ta sẽ hình dung ra những món ăn mang đậm hương vị, thường sử dụng gia vị cà ri và có nước sốt.
Nét đặc trưng đầu tiên trong văn hóa ẩm thực Ấn Độ là sự kết hợp hài hòa các loại gia vị. Mỗi khu vực, vùng miền ở Ấn Độ lại có những món mang với các loại gia vị đặc trưng và cách chế biến đặc trưng.
Ở miền bắc Ấn Độ, các món ăn là sự kết hợp hài hòa các loại nguyên liệu như sữa, bơ sữa, sữa chua, ớt, nghệ, quả hạch... Các món ăn ở đây thường không thể thiếu nước sốt.
Trong khi đó ở miền Đông Ấn Độ, với cách pha chế gia vị vào trong các món ăn một cách tinh tế ở vùng Orissa, Bengal, Assam tạo ra những món mang hương vị đặc biệt của vùng. Đặc biệt trong chế biến món ăn người ta thường sử dụng mù tạc, cây thìa là Ai Cập, ớt xanh, sốt thì là.
Cà ri được xem là quốc hồn của nước Ấn Độ, nó cũng là một nét đặc trưng trong các món ăn của miền Nam Ấn Độ với các thành phần chủ yếu là cơm, thịt nai, đồ chua, dừa, nước cốt dừa, sử dụng các loại gia vị như me, đậu lăng cùng với gia vị đặc trưng là cà ri tạo ra những món ăn chứa nhiều hương vị.
Miền Tây Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng văn hóa ẩm thực của Bồ Đào Nha còn ở vùng Đông Bắc chịu ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Trung Quốc, Burma.
Mỗi vùng miền với các món ăn cách chế biến đặc trưng, mang hương vị riêng đã góp phần làm cho nền văn hóa ẩm thực Ấn Độ ngày càng phong phú đa dạng. Chính điều này đã tạo ra sự thú vị, tò mò hấp dẫn du khách gần xa.
Các món ăn của miền Nam Ấn Độ có thành phần chủ yếu là cơm, thịt nai, đồ chua, dừa và đặc biệt là nước cốt dừa, cà ri. Các món ăn của miền Nam Ấn Độ thường chứa nhiều hương vị do sử dụng các gia vị như me, quả dừa, đậu lăng, cơm và một số loại rau. Các món ăn của miền Tây chịu ảnh hưởng bởi các món ăn Bồ Đào Nha và các món ăn của Đông Bắc Ấn Độ thì lại chịu ảnh hưởng của các nước lân cận như: Burma, Trung Quốc.
Nét đặc trưng đầu tiên trong văn hóa ẩm thực Ấn Độ là sự kết hợp hài hòa các loại gia vị. Mỗi khu vực, vùng miền ở Ấn Độ lại có những món mang với các loại gia vị đặc trưng và cách chế biến đặc trưng.
Ở miền bắc Ấn Độ, các món ăn là sự kết hợp hài hòa các loại nguyên liệu như sữa, bơ sữa, sữa chua, ớt, nghệ, quả hạch... Các món ăn ở đây thường không thể thiếu nước sốt.
Trong khi đó ở miền Đông Ấn Độ, với cách pha chế gia vị vào trong các món ăn một cách tinh tế ở vùng Orissa, Bengal, Assam tạo ra những món mang hương vị đặc biệt của vùng. Đặc biệt trong chế biến món ăn người ta thường sử dụng mù tạc, cây thìa là Ai Cập, ớt xanh, sốt thì là.
Cà ri được xem là quốc hồn của nước Ấn Độ, nó cũng là một nét đặc trưng trong các món ăn của miền Nam Ấn Độ với các thành phần chủ yếu là cơm, thịt nai, đồ chua, dừa, nước cốt dừa, sử dụng các loại gia vị như me, đậu lăng cùng với gia vị đặc trưng là cà ri tạo ra những món ăn chứa nhiều hương vị.
Miền Tây Ấn Độ lại chịu ảnh hưởng văn hóa ẩm thực của Bồ Đào Nha còn ở vùng Đông Bắc chịu ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Trung Quốc, Burma.
Mỗi vùng miền với các món ăn cách chế biến đặc trưng, mang hương vị riêng đã góp phần làm cho nền văn hóa ẩm thực Ấn Độ ngày càng phong phú đa dạng. Chính điều này đã tạo ra sự thú vị, tò mò hấp dẫn du khách gần xa.
Các món ăn của miền Nam Ấn Độ có thành phần chủ yếu là cơm, thịt nai, đồ chua, dừa và đặc biệt là nước cốt dừa, cà ri. Các món ăn của miền Nam Ấn Độ thường chứa nhiều hương vị do sử dụng các gia vị như me, quả dừa, đậu lăng, cơm và một số loại rau. Các món ăn của miền Tây chịu ảnh hưởng bởi các món ăn Bồ Đào Nha và các món ăn của Đông Bắc Ấn Độ thì lại chịu ảnh hưởng của các nước lân cận như: Burma, Trung Quốc.
Nếu người phương Tây, khi ăn dùng dao, nĩa, người Á Đông dùng đũa thì ở Ấn Độ họ lại dùng tay để ăn. Điều đặc biệt là họ chỉ dùng bàn tay phải ăn không dùng bàn tay trái, vì người ta quan niệm rằng bàn tay trái làm những việc dơ bẩn.
Như chúng biết Ấn Độ là một quốc gia tôn giáo phát triển, với hai tôn giáo lớn nhất là Ấn Độ giáo và Hồi giáo. Chính điều này cũng làm ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực Ấn Độ. Người Ấn Độ giáo kiêng thịt bò còn người Hồi giáo không ăn thịt heo nên trong những món ăn ở Ấn Độ chủ yếu sử dụng thịt gà, thịt cừu, thịt dê và các loại hải sản.
Hãy một lần đến với Ấn Độ để khám phá những giá trị tinh hoa trong văn hóa ẩm thực nơi đây.
comment 0 nhận xét