Con bị bệnh tật, dị dạng khi vừa mới sinh ra là điều luôn khiến các ông bố, bà mẹ day dứt, đau lòng.
Sức khỏe trẻ sơ sinh phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị của cha mẹ từ khi chúng chưa lọt lòng. Con bị bệnh tật, dị dạng khi vừa mới sinh ra là điều luôn khiến các ông bố, bà mẹ day dứt, đau lòng. Vì vậy, trang bị kiến thức cho bố mẹ để có một thai nhi khỏe mạnh là vô cùng quan trọng. Dưới đây là các bí quyết giúp bạn ngăn ngừa dị tật cho thai nhi.
Cung cấp đầy đủ a-xít folic
Mỗi phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cần bổ sung a-xít folic (cùng với Folate, là dạng hòa tang của vitamin B9) ít nhất 3 lần mỗi tháng trước khi mang thai. Thiếu a-xít folic là lý do gây một số dị tật bẩm sinh và khuyết tật ống thần kinh (phổ biến nhất là khuyết tật thoái hóa đốt sống bẩm sinh) ở thai nhi. Các khuyết tật này có thể xuất hiện ở giai đoạn đầu thai kỳ, thậm chí xảy ra trước khi phụ nữ biết mình mang thai. Vì vậy, phụ nữ cần thường xuyên bổ sung Folate, đặc biệt trước khi thai nhi được 10 tuần.
Khám sức khỏe trước khi mang thai
Theo lời khuyên của các bác sĩ, phụ nữ ở độ tuổi sinh sản nên thực hiện các bài khám sức khỏe trước khi mang thai. Điều này đúng với thực tế rằng sức khỏe người mẹ trước khi mang thai có vai trò quyết định đối với sức khỏe của bản thân và thai nhi trong thai kỳ. Khám sức khỏe trước khi mang thai cũng có ý nghĩa quan trọng đối với những người có bệnh mãn tính trước đó.
Theo lời khuyên của các bác sĩ, phụ nữ ở độ tuổi sinh sản nên thực hiện các bài khám sức khỏe trước khi mang thai
Không uống rượu, bia
Kiêng rượu bia hoàn toàn trong thai kỳ giúp ngăn ngừa hội chứng nhiễm rượu bào thai. Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến trí tuệ và hành vi của bào thai, nếu nặng có thể gây sẩy thai. Hiện chưa có giới hạn nào về lượng rượu phụ nữ mang thai có thể uống được. Vì vậy, bà bầu tuyệt đối tránh rượu bia trong suốt thai kỳ.
Ngừng hút thuốc và tránh hút thuốc thụ động
Theo một nghiên cứu, phụ nữ mang thai tránh xa được khói thuốc lá, nguy cơ sẩy thai tăng 5%, tỉ lệ sinh con nhẹ cân giảm 20%, sinh non giảm 8%, thai chết lưu giảm 11% và tỉ lệ dị tật giảm 5%.
Tránh tiếp xúc hóa chất
Hóa chất được cho là nguyên nhân chính dẫn đến dị dạng thai nhi. Mẹ bầu cần tránh tiếp xúc với các loại hóa chất, bao gồm các hóa chất sử dụng hằng ngày. Trong trường hợp công việc đòi hỏi phải tiếp xúc với các chất này, phụ nữ phải luôn mang găng tay, khẩu trang, thậm chí mặt nạ lọc khí chống độc.
Ăn uống lành mạnh
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe thai nhi. Bà bầu có thể tìm hiểu và áp dụng một số chế độ cho người mang thai nhưng vẫn đảm bảo nguồn thức ăn phong phú, lành mạnh và hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến công nghiệp. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cần cung cấp đầy đủ vitamin cho cơ thể trong suốt thai kỳ.
Phát hiện HPV sớm
Mặc dù HPV không gây dị tật thai nhi nhưng có thể khiến các mẹ bầu sinh non, trẻ sinh non lại dễ bị các khuyết tật nghiêm trọng về phổi và não. 50% người có quan hệ tình dục nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời.
Không tự dùng thuốc
Khi có thai, mỗi viên thuốc bạn sử dụng đều phải cẩn thận, được sự đồng ý của các bác sĩ sản khoa và các chuyên gia. Thậm chí, đối với những loại thuốc trị cảm thông thường hoặc thuốc không cần bán theo toa, bạn cũng phải hỏi ý kiến bác sĩ xem chúng có hại thai nhi hay không.
Đánh giá yếu tố di truyền
Nếu vợ, chồng hoặc gia đình hai bên có tiền sử bất kỳ dị tật bẩm sinh nào, đứa con của bạn cũng có nguy cơ bị khuyết tật. Vì thế, bạn nên tìm đến các chuyên gia để đánh giá yếu tố di truyền. Nhìn kết quả đánh giá di truyền, các bác sĩ có thể chẩn đoán nguy cơ dị tật của con bạn với chồng và đưa ra lời khuyên liệu hai người có nên có em bé hay không.
Thư giãn
Nhiều nghiên cứu cho thấy trong quá trình mang thai, tình trạng căng thẳng trầm trọng của người mẹ sẽ gây dị tật cho thai nhi. Căng thẳng cũng làm tăng khả năng sẩy thai, sinh non và vô sinh. Có nhiều cách để xả tress, tăng cường sức khỏe cho bà bầu như thường xuyên tập thể dục, yoga.
comment 0 nhận xét