Hiển thị các bài đăng có nhãn Đặc sản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đặc sản. Hiển thị tất cả bài đăng

Chả dông - đệ nhất đặc sản Phú Yên

Mảnh đất Phú Yên chìm đắm trong xứ sở của đất trời, của mênh mông biển cát với những hàng dương xanh ngắt soi bóng. Những chiều hè, gió biển xô bờ cứ thế mát rượi cũng là lúc mà dông - những con bò sát trú sâu dưới vùng đất cát ngoi lên bờ kiếm ăn. Và những người săn dông, luôn tranh thủ săn bắt, mua đi bán lại để rồi tạo nên một đặc sản vô cùng thơm ngon, đặc biệt nơi xứ nẫu - đó chính là chả dông.

Thịt dông băm nhuyễn và được ướp với gia vị.
Những con dông săn về được chặt đầu, bỏ ruột, lột da rồi rửa thật sạch... sẽ cho ra những thớ thịt trắng bong, ngọt, thơm khó tả. Thịt dông đem băm thật nhuyễn, cho vào một ít gia vị, thêm tỏi, hành củ, ướp với nước mắm ngon... thì thịt sẽ chẳng còn mùi tanh mà thơm lựng một cách quyến rũ.


Muốn có món chả dông ngon lành, thịt dong được cuộn tròn trong những miếng bánh tráng mềm. Sau đó đem chiên với chảo dầu thật nóng. Đợi lúc chả chín, màu vàng tươi, vớt ra rồi mà mùi thơm của miếng chả với mùi nóng hổi vừa ra lò cứ thế hòa quyện, chứng kiến cái cảnh chiên chả dông thì không thể nào kìm lòng nổi. Ăn vụng một vài miếng chả ngay trên bếp lửa đỏ, bạn sẽ được tận hưởng trọn vẹn cái hương vị thơm ngon lừng lựng ấy mà chẳng nơi đâu có được.

\

Chả dông thường được ăn kèm với rau sống, chấm vào một chén mắm chua ngọt cay xè thì vô cùng ngon và tuyệt vời. Nếu được đem nhắm với bia hay rượu đế thì chằng thể sánh với một thứ mồi nhậu nào khác, quả thật là một thứ mồi bình dân nhưng vô cùng quý giá. 

Đến Phú Yên rồi, ngắm hết mấy cái cảnh đất trời yên bình rồi, ăn những thứ hải sản mặn mà mùi biển hay những món ngon bình dân nơi đây rồi thì cũng đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những đặc sản làm từ con dông mà đặc biệt là chả dông. Quán chả dông được bán khắp nơi ở Tuy Hòa, trong quán ăn hay ngoài vỉa hè, mỗi lựa chọn đều cho bạn những trải nghiệm thú vị cùng với món chả dông thơm ngon đặc biệt này.

Cá linh kho tiêu - đặc sản mùa nước nổi miền Tây Nam Bộ

Những chiếc áo bà ba thướt tha trên mỗi con đường của từng mảnh đất Tây Nam Bộ, những chợ nổi đặc trưng lênh đênh sông nước, những con người hiền lành với chất giọng ngọt ngào nơi đây... là tất cả những gì mà miền Tây sông nước luôn làm cho chúng ta - những con người đam mê và khám phá du lịch nhớ mãi. Và một điều vô cùng quan trọng, đi đâu thì đi, ăn gì thì ăn... nhưng đã về miền Tây rồi thì đừng bao giờ quên món Cá linh kho tiêu - một đặc sản hấp dẫn chẳng nơi đâu sánh bằng.


Món cá linh kho tiêu giản gị, bình dân nhưng vô cùng đặc trưng với mùi vị thơm ngon không lẫn vào đâu được. Nhớ mãi những buổi trưa hay xế chiều, ngồi quây quần bên mâm cơm trắng ăn với cá linh kho tiêu mà lòng cứ rạo rực. 


Cá linh kho tiêu được chế biến từ những những con cá linh tươi xanh nhất của mùa nước nổi miền Tây. Cá đem về rửa sạch, để ráo nước rồi ướp với ít gia vị, đặc biệt là tiêu với nước mắm ngon nhất. Sau đó, đem bắc lên nồi kho với lửa riu riu, đợi "sệt" nước lại rắc vào ít hành lá... khói bốc mùi nồng nàn mà cứ mỗi lần nhắc tới là "thèm chảy nước dãi".


Món này trở thành đặc sản của mảnh đất và con người miền Tây bởi cái hương vị thơm nồng đặc trưng của nó: mùi thơm, cay nhẹ của tiêu cùng với cái vị ngọt, sánh dẻo, chút bùi, chút béo của cá.... ăn cùng với cơm trắng, một ít rau muống chua thôi là đủ ngon đủ lành rồi, chẳng cần cầu kì, sang trọng...mà lòng cứ nhỡ mãi. 


Mùa nước nổi Nam Bộ thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11 hằng năm. Đây là lúc mà cá linh xuất hiện nhiều nhất với những con cá tươi ngon, thịt béo nhậy. Ngoài kho tiêu thì cá linh còn được chế biến rất đa dạng với nhiều món khác như: cá linh tẩm bột chiên giòn, cá linh kho mắm ruốc, kho mía, khóm hay canh chua cá linh... Vì vậy, du khách hãy về mảnh đất miền Tây sông nước này để có cơ hội thưởng thức đặc sản cá linh kho tiêu dân giã mang đậm hương vị đặc trưng này nhé.

Thơm nồng hương vị đặc sản bánh canh Nha Trang

Nha Trang – thành phố du lịch xinh đẹp không chỉ nổi tiếng với biển xanh – cát trắng – nắng vàng mà còn được du khách nhắc đến với những món ăn, những đặc sản thơm ngon bổ dưỡng. Và món bánh canh Nha Trang là một trong những món ăn hết sức nổi tiếng ở Nha Trang mà khách du lịch nào hầu như cũng phải ăn qua một lần. Tuy là một món ăn dân giã nhưng đã trở thành đặc sản mà ai cũng biết đến

Có thể khi nhắc tới món ăn này, ai ai cũng cảm thấy bình thường vì món bánh canh thì nơi đâu cũng có. Và để trở thành đặc sản Nha Trang thì chắc chắn rằng món ăn ấy phải có cái gì đó hết sức đặc biệt. Cái ngon của tô bánh canh chính là ở cái thứ nước lèo thơm ngọt, thêm vào đó là cái mùi vị đặc trưng của những khúc cá biển ngon lành nơi đây. 


Dạo vòng Nha Trang, hẳn bạn đã từng thấy nhiều quán bánh canh thơm ngon, có thể là vỉa hè, có thể là những quán ăn lớn nhưng nơi đâu cũng bốc lên cái mùi nồng nàn của nồi nước lèo trong vắt. Nước lèo được nung với xương cá là chủ yếu để nước ngọt và được nung trong một cái nồi thật to. Những khúc xương cá tươi được nấu chín, thêm một ít gia vị… mở cái nắp rồi ra mà mùi thơm cứ bay lên chẳng ai mà kìm lòng được. 


Ghé vào những quán bánh canh, thoải mái kêu “một tô bánh canh đầy đủ nhé chủ quán !”. Bạn sẽ được tận mắt chứng kiến họ làm cho bạn một tô ngon lành như thế nào? Bỏ bột bánh canh vào tô, múc một vá nước lèo đổ vào, bạn sẽ cảm thấy “ghiền” và lòng cứ nao nao để nhanh chóng được thưởng thức. Thêm vào đó những khúc cá dầm tươi ngon hay chả cá vàng thơm, một ít hành lá, hành phi, cuối cùng thì cho tiêu vào…. Đơn giản vậy thôi, tô bánh canh sẽ được đặt ngay trước mặt bạn. Ăn kèm thêm với nước mắm mặn, vài lát ớt, tỏi, vắt thêm miếng chanh, bảo đảm chẳng ai dám “chê” món ăn vô cùng đặc biệt này. 


Cá được ăn chung với bánh canh Nha Trang thường là cá thu tươi nhất và ngon nhất. Ngoài ra thì còn có thể ăn với bao tử cá, giò heo… đều rất ngon và chất lượng. Không những thế, bánh canh Nha Trang còn được ăn chung với bánh mì. Khúc bánh mì nóng, giòn rụm, chấm vào tô bánh canh ấy thì quả thật như thưởng thức một món ăn nào đó vô cùng tuyệt vời mà bạn chẳng ngờ tới. 


Chỉ vậy thôi, đủ để bạn có được một bữa ăn ngon lành nhưng vô cùng rẻ tại thành phố biển Nha Trang xinh đẹp. Nếu ai chưa từng thử món bánh canh này bao giờ thì hãy ghé lại một dịp nào đó để có cơ hội thưởng thức nhé! Chắc chắn bạn sẽ không thất vọng.

Thưởng thức đặc sản xứ Tây Đô

Đến Cần Thơ, bạn sẽ được thưởng thức rất nhiều những đặc sản như: bánh cống, cháo cá lóc, bánh xèo... Tất cà đều mang hương vị đặc trưng của xứ Tây Đô này.

Bánh cống Cần Thơ

Gọi là bánh cống (hay cóng) vì khuôn bánh là một dụng cụ đo lường có hình ống.


Bánh cống được làm bằng bột gạo. Gạo lúa mùa được ngâm qua hai đêm rồi mới đem xay, sau đó bồng trong túi vải cho bớt nước, rồi tùy gạo mà người ta sẽ pha nước muối loãng ngâm thêm bột qua một hai đêm nữa cho bột thật đậm đà rồi mới sử dụng. Đây là chi tiết "đắt" nhất để cho ra thành phẩm nổi bật. Sau đó, bột gạo đem trộn với đậu xanh hột, tôm thịt băm...


Bánh có hình ống thấp hoặc hình tròn hơi phồng, chiên dòn ngoài, trong mềm xốp, khi ăn cắt nhỏ kèm với rau sống các loại, nước mắm pha chua ngọt, đồ chua.

Bánh xèo

Nguyên liệu để làm bánh xèo là bột gạo pha với nước cốt dừa, nghệ, tôm, thịt…


Bánh xèo cuốn bánh tráng ăn kèm với các rau sống (cải bẹ xanh cay, xà lách, rau thơm tía tô, húng quế, húng lủi, dấp cá, chuối chát, khế cắt lát mỏng dài…) Tùy khẩu vị, thực khách có thể chấm bánh xèo với nước mắm hay tương bắc.


Nếu như ở tại Thành phố Hồ Chí Minh có chương trình “Vầng trăng cổ nhạc” thì tại thành phố Cần Thơ “trù phú” này, người yêu cải lương có thể được thưởng thức hàng ngày vào các buổi tối qua các nhà “vườn” được kết hợp cùng món ăn đặc sản “Bánh xèo” của vùng quê Nam Bộ. Còn gì thú vị hơn khi ta được thưởng thức hương vị thơm ngon của miếng “bánh xèo” còn đang nóng hổi, bên ly rượu nồng…

Cá lóc nướng trui

"Không có gì ngon bằng cơm với cá,
Không có tình nào bằng má với con."


Cá lóc nướng trui (ngon nhất là nướng với rơm), món ăn đã có từ ngày khai phá đất Phương Nam - với hương vị đậm đà mà biết bao du khách khi đến Cần Thơ muốn thưởng thức nó.


Cá lóc nướng phải đợi đến sau mùa nước nổi, khi những cơn mưa dầm chỉ còn là những cơn gió bấc lao xao về thì cá mới ngon và bắt đầu mập ra. Người sành ăn lựa cá lóc cỡ cườm tay để cá có thể chín đều khi nướng ( Lấy một thanh tre, đâm xuyên thanh tre từ đầu cá đến tận đuôi cá - Cắm thanh tre xuống đất để đầu cá hướng xuống, chất rơm rạ xung quanh, đốt lủa nướng cá đến khi tàn rơm thì cá chín).


Trước đó chuẩn bị sẵn lá sen, lá chuối... làm mâm đặt cá chín lên. Dùng cá với các loại rau sống chấm muối hột đâm nhỏ với ớt hiểm, ớt sừng trâu hoặc pha nước mắm tỏi ớt, công phu hơn thì làm chén mắm nêm... Ăn món này người ta thường thích dùng tay để bốc mới cảm nhận hết vị hương đồng dân dã...

Cháo cá lóc rau đắng




Ðể nồi cháo riu riu rồi gắp nguyên liệu bỏ vào nồi. Chờ cho vừa chín tới gắp ra chén, gắp rau, cá, chấm với nước mắm nhĩ Phú Quốc, chậm rãi thưởng thức, nhấm nháp cùng với ly rượu đế trắng ngà thơm mùi gạo mới... Thuận tay bạn lấy hột gà đập bỏ vào nồi...


Thịt cá lóc rất ngon lại bổ, rau đắng đất, rau tai tượng, vừa chín tới nhai giòn ràu rạu cùng với cháo. Thưởng thức món này cho ta cảm giác thích thú, lạ lẫm bởi vừa ngọt, vừa bùi, vừa béo, nóng hôi hổi... hòa quyện vào vị nồng ấm của tiêu, gừng bảo đảm bạn sẽ xua tan ngay nỗi mệt nhọc đường xa.


Chè bưởi Cần Thơ

Chè bưởi có mặt đã lâu, là món tráng miệng vị ngọt nổi tiếng khắp đồng bằng Nam Bộ cùng thời với món nem chay cũng làm bằng vỏ bưởi.


Người ta lấy vỏ bưởi gọt bỏ lớp vỏ xanh, nhồi nước muối cho hết vị the sau đó thái nhỏ thành hình sợi, vuông cạnh, vừa tầm như sợi bột khoai, đưa vào nấu với nước đường tinh, chốc sau đã thành nguyên liệu cho món chè mà chỉ Cần Thơ mới có.


Trên cùng, chè được phủ bằng một lớp nước cốt dừa sệt thơm mùi vani. Gạt lớp đó sang bên, lẫn trong nước đường pha bột mì tinh đặc và trong suốt là đậu xanh đãi vỏ thật khéo, khéo đến mức đậu nhừ mà vẫn nguyên vẹn hình hài, vàng sáng.


Ăn chè bưởi, thực khách sẽ thầm biết ơn bàn tay vén khéo và mẫn cảm của những người phụ nữ miệt vườn Nam Bộ, những người tạo nên giây phút thăng hoa khi hương vị một vùng đất thấm qua lưỡi đến tận hồn người.

Những món ngon và đặc sản xứ Huế

Những món ăn Huế đã nổi tiếng và trở nên phổ biến khắp nơi. Ngay tại Hà Nội hay Sài Gòn, tìm một nơi bán các món bánh Huế cũng không hề khó khăn gì, nhưng để thưởng thức nó với đầy đủ phong vị Huế có lẽ phải đến Huế…
Kinh nghiệm du lịch bụi Huế
Cơm hến


Cơm hến là món ăn dân dã, nghèo mà vẫn sang, đậm đà hương vị. Cơm cồn hến người ta còn cho nó cái tên sang trọng: "Cao lâu cồn" để tôn vinh cái giản dị, mộc mạc, thanh đạm mang đầy chất Huế.

Cơm hến là món ăn cay, cay chảy nước mắt, cay toát mồ hôi. Cơm của cơm hến là cơm nguội, mùi ruốc mặn nồng thơm nức mũi, vị chua thanh của khế, mùi thơm ngây ngất của rau thơm, chuối bắp, bạc hà, vị ngọt đằm thắm của nước hến, béo ngậy của tóp mỡ, vị cay đến xé lưỡi, đến phỏng miệng của ớt tương...


Người ăn cơm hến đôi lúc vẫn chưa vừa lòng với món ớt tương cay nồng sẵn có, còn cắn thêm trái ớt tươi, kêu cái "bụp!" rồi xì xụp, xuýt xoa hít hà cho nước mắt nhỏ giọt, mới thấm thía được cái ngon cơm hến. Thế nên, có người còn gọi là "món ngon trời hành".

Các thôn nữ đội nón lá mỗi sáng gánh cơm hến đi khắp các ngả đường cất tiếng rao lanh lảnh ngọt ngào "hến khô... ông" là hình ảnh và âm điệu không thể nào quên của những người xa Huế.

Vả Huế


Là món ăn dân dã của Huế và vả cũng trở thành món ăn thượng lưu của du khách khi đến Huế. Vả đã để lại trong lòng người xa quê nỗi nhớ quê nhà.

Thiên nhiên dành cho Huế một loài cây thuộc họ sung nhưng trái lớn, đó là cây vả. Vả cho trái ăn vừa ngọt vừa bùi. Vả tạo thêm hương vị đậm đà ngon miệng cho các món ăn từ xào, nấu, kho cho đến ăn sống. Món rau sống kèm với những món ăn như bún thịt nướng, bún thịt kẹp tôm chua, bánh khoái, thịt bò nhúng dấm... thì vùng miền nào cũng như nhau, nhưng ở đây kẹp với miếng vả trắng hồng chấm với mắm nêm trộn với ớt xanh vừa giòn vừa cay đến độ hít hà thì không gì ngon bằng.


Đặc biệt là món vả trộn. Để có món vả trộn xúc ăn với bánh tráng, luộc vả trong nước sôi cho đến lúc nào có thể dùng tay chà bóc lớp vỏ xanh, xong cho vào nồi luộc tiếp cho thật nhừ, bóp tơi quả vả cho thật nhuyển. Mè đem rang vàng chà vỏ, thịt nạc và da heo luộc chín xắt hạt lựu, ướp gia vị nước mắm, hành tiêu, bột ngọt, muối, ớt bột... Các thứ trên trộn đều thành hỗn hợp, thái nhỏ rau thơm, hành, ngò rải trên mặt. Vả trộn ăn với bánh tráng (bánh đa) nướng.

Chưa dừng ở món vả trộn, vả còn cho vào kho chung với thịt heo, thịt bò nhưng hấp dẫn hơn cả là vả kho với cá rô, cá nục, cá ngừ...

Bún bò giò heo


Tô bún giò hay bún bò hấp dẫn thực khách chính là nhờ chất nước ngon ngọt và thơm. Phải có một lần ăn bún đến chảy nước mắt lúc đó mới cảm được cái hương vị xứ Huế nó thâm trầm như thế nào.

Bún thì không đâu không có, nhưng hình thức của con bún thì mỗi miền mỗi khác. Ở Hà Nội, xưa và nay cũng la liệt bún "bún riêu, bún chả, bún ốc, bún thang…" mà có lẽ đặc biệt nhất là bún chả, sợi bún rất mảnh lại cuộn từng lá mỏng, còn chả thì là thịt ba chỉ cặp vào thanh tre rồi đem nướng trên than hoa, chẳng khác gì bún thịt nướng ở Huế nhưng ngon hơn nhờ nước chấm và rau húng. Ở Huế cũng thế, có bún giò heo.


Dọc hai bên đường bạn sẽ gặp ngay ở đây những gánh bún rất bình dân nhưng cũng rất ngon, rất đông khách… Một tô bún giò hay bún bò hấp dẫn thực khách chính là nhờ chất nước ngon ngọt và thơm. Đặc biệt là nồi bún, một nồi bằng nhôm dẻo rất mỏng và được người thợ gò xứ Huế gò rất khéo, trông giống một chiếc nồi đồng ngày xưa nhưng sâu và miệng rộng hơn. Cái nồi được chùi rửa kỳ cọ rất kỹ nên bao giờ cũng sáng trắng, trông rất thích mắt.

Ăn một tô bún đang bốc khói, những sợi bún trắng trong nổi bật trên đó là những viên mọc hồng (được viên từ giò sống và thịt cua), những miếng móng giò được ninh mềm nhừ, với một chút màu trắng của những cọng rá và màu xanh của rau sống, húp một ít nước beo béo đậm đà kèm theo một chút gia vị mắm ớt chanh bạn sẽ thấy vô cùng thú vị, vừa cay, vừa nóng, vừa xuýt xoa, vừa nghe vị ngọt của nước bún của thịt chạy dần vào trong thực quản, chắc chắn bạn sẽ không quên được cái hương vị này. Phải có một lần ăn bún đến chảy nước mắt lúc đó mới cảm được cái hương vị xứ Huế nó thâm trầm như thế nào.

Bánh bèo xứ Huế


Không biết có từ bao giờ, nhưng bánh bèo đã là một đặc sản, một món ăn không thể thiếu của người dân xứ Huế. Bánh bèo có mặt từ mâm cơm dân dã ở mỗi gia đình cho đến các bữa tiệc, ngày lễ, ngày Tết và các dịp đãi khách trọng thể.


Có dịp đến Huế, mới thấy bánh bèo gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân cố đô như thế nào. Khoảng từ 3 đến 5 giờ chiều, đâu đó trên các ngõ phố những phụ nữ gọn gàng trong bộ áo dài thong thả bách bộ với quanh gánh nhẹ trên vai hoặc chiếc thúng nhỏ cắp ngang hông, đi bán bánh bèo, bánh lọc đến từng nhà. Người Huế rất thích và đã thành thói quen dùng loại bánh đầy hương vị quê nhà này vào các bữa ăn phụ, chỉ cần 1.000 đồng là đã có một đĩa bánh bèo lót dạ thơm ngon. Bánh bèo cũng không thiếu trong các bữa "cơm vua" phục vụ khách du lịch và trong các bữa tiệc "cơm cung đình" chiêu đãi các khách quý.


Ở Huế bây giờ còn mọc lên nhiều "phố bánh bèo" quanh cung An Định, đường Ngự Bình, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm... Những "phố bánh bèo" này, thực khách không chỉ là dân Huế mà phần đông là khách từ phương xa đến. Quả thật, ai có dịp đến Huế cũng đều muốn thưởng thức món bánh bèo - một món đặc sản của đất cố đô.
Quán bánh lọc bà Đỏ

Ở Huế có nhiều quán bánh bèo, nậm lọc nhưng không ai là không biết đến quán bánh lọc bà Đỏ. Dân Huế thường gọi quán bánh bèo, nậm, lọc Bà Đỏ là quán bánh lọc Mụ Đỏ. Ngoài các loại bánh như bánh lọc, bánh bèo, bánh nậm, ở đây còn có món bánh lá chả tôm rất ngon.

Bánh khoái


Bánh khoái đổ bằng bột gạo xay đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng, sau đó thêm tiêu, hành, mắm, muối, tôm bóc vỏ, thịt bò (hoặc chim) nướng thái lát, mỡ thái lát nhỏ, giá sống. Khuôn bánh khoái làm bằng gang hình tròn, to bằng hai bàn tay trẻ con có cán cầm. Khi nào có khách ăn, nhà hàng mới bắc khuôn lên lò đổ bánh. Múc một muôi bột trứng đổ vào khuôn nóng đã tráng mỡ. Tiếng bột bén mỡ xèo xèo bốc lên quyến rũ, bột chín vàng rơm thì gắp một miếng thịt bò nướng, lát mỡ nhỏ, một vài con tôm, ít giá bỏ vào một nửa phần bánh, dùng đũa lật phần bánh còn lại úp lên thành hình bán nguyệt lật bánh cho vàng đều hai bên, xong bày ra đĩa.












Khám phá những món ngon - đặc sản ở đảo ngọc Phú Quốc

Đảo ngọc Phú Quốc là một hòn đảo nằm ở cực nam của tổ quốc, mang trong mình một nét đẹp nguyên sơ, thơ mộng, là một điểm tham quan, nghĩ dưỡng lí thú, từ lâu đã được mệnh danh là "thiên đường mặt đất".

Du lịch Phú Quốc không chỉ thu hút du khách bởi những bãi tắm đẹp vẫn còn giữ lại nét hoang sơ như bãi Sao, khám phá sự đa dạng của hệ sinh thái biển, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của các rạn  san hô, hải quỳ ở quần đảo An Thới hay ở hòn Móng Tay, hòn Thầy Bói; khám phá khu rừng nguyên sinh ở khu bảo tồn sinh thái suối Đá Ngọn, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những con suối chảy róc rách, ẩn mình trong những ngọn núi như suối Tranh, suối Hang, suối Tiên, suối Đá Bàn...
Kinh nghiệm du lịch Phú Quốc
Không những vậy Phú Quốc còn thu hút du khách bởi những đặc sản, món ăn ngon - mang đậm hương vị biển sau đây.

Nước mắm Phú Quốc


Khi nhắc đến đảo ngọc Phú Quốc người ta liền nghĩ ngay đến nước mắm Phú Quốc, một loại nước mắm ngon, nổi tiếng qua bao đời. Nước mắm Phú Quốc được sản xuất từ những con cá cơm tươi sống được đánh bắt ngoài khơi xa về.

Như chúng ta biết bất cứ loại cá nào cũng có thể làm mắm được, nhưng ở Phú Quốc với truyền thống làm mắm hơn 200 năm, người sản xuất nước mắm ở đây chỉ chọn duy nhất cá cơm, có lẽ chính điều bí ẩn này đã làm cho nước mắm Phú Quốc mang một hương vị đặc trưng riêng và  không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới.

Cá cơm có rất nhiều loại như Sọc Tiêu, Phấn Chì, Cơm Đỏ, Cơm Lép, Sọc Phấn, Cơm Than. Tuy nhiên chỉ có cá Sọc Tiêu và Cơm Than là hai loại cá cơm cho ra những giọt nước mắm ngon nhất.

Để sản xuất mắm người dân trên đảo thường trộn cá với muối theo tỉ lệ 2: 1 hoặc 3: 1, rồi đựng chúng vào trong những thùng gỗ lớn sau một năm thì người ta mới lấy ra sản xuất ra những chai nước mắm thơm ngon, hảo hạng.

Ngoài ra người ta còn chôn nước mắm vài ba năm, lúc đấy mắm trở nên màu đen gọi là nước mắm lú, dùng để chữa bệnh.

Hiệu nước mắm Khải Hoàn là hiệu mắm nổi tiếng nhất ở Phú Quốc với những giọt mắm thơm ngon.Và luôn là món quà du khách gần xa mua về biếu người thân hay dùng trong gia đình.

Bánh tét cật Phú Quốc


Là loại bánh tét được người dân Phú Quốc gói bằng lá mật cật chứ không phải là lá chuối như những nơi khác, có lẽ đây à một bí quyết làm cho bánh có màu xanh ngọc tuyệt đẹp như vậy. Mật cật là một loại cây có lá xòe rộng như lá cọ, thường mọc nhiều trên dãy núi Hàm Ninh.

Nét độc đáo nữa của bánh tét Phú Quốc là có hình nón chứ không là những đòn bánh tét hình tròn bình thường.

Để làm ra những đòn bánh tét cật thơm ngon chất lượng thì người dân trên đảo hái lá mật cật về phơi héo đi, đem rửa và lau bằng dầu cho lá được mềm, nếp gói bánh có màu xanh ngọc bích và có một hương thơm hấp dẫn. Đậu xanh được cà ra nấu nhừ cùng dây thịt ba rọi làm nhân.

Công đoạn gói bánh đòi hỏi người gói phải cẩn thận, tỉ mỉ vì mặt lá hẹp, gói bánh không được buộc quá chặt hay quá lỏng như vậy bánh sẽ bị khô hoặc bị vô nước.

Điều đặc biệt là bánh tét cật không xào qua nước cốt dừa nên có thể để lâu được.

Nếu bạn đi du lịch Phú Quốc muốn mua bánh tét cật về làm quà thì có thể mua tại chợ Dương Đông với giá từ 5000 - 15000 một đòn.

Nấm tràm

Nấm tràm là loại nấm mọc trong những rừng tràm sau những cơn mưa đầu mùa.Sau một vài cơn mưa đầu mùa thì người dân vào rừng xem những nơi nào nấm phát triển, độ khoảng một tuần sau là vào thu hoạch.

Nấm tràm tươi được nấu chung với tôm, mực hoặc kiếm cá rựa, cá nhồng bắt rồi lấy thịt làm chả viên nấu chung với nấm tươi là ngon thật tuyệt. Ngoài ra nấm tràm tươi còn được chế biến món gà luôn vườn chín tới cho nấm vào tạo thành món súp nấm cực ngon.

Đối với nấm tràm khô thì được xào với bào ngư hoặc hải sâm cũng là những món ăn đặc trưng ở đảo Phú Quốc.


Gỏi cá trích

Gỏi cá trích là một món ăn dân dã, trở nên khá phổ biến đối với du khách, là một món ăn mang đậm hương vị biển và là một trong món đặc sản được yêu thích nhất tại đảo Phú Quốc.

Những con cá trích mới đánh bắt từ ngoài khơi còn tươi sống được mang về sạch vảy, rửa thật sạch rồi thái thành từng lát mỏng.Sau đó vắt nước cốt chanh, ớt thái mỏng, hành tây thái mỏng trộn chung với cá vừa thái xong.

Gỏi cá trích được ăn với bánh tráng, bánh ít dừa nạo, một số loại rau rừng có trên đảo thêm lát cá trích nữa, tất cả cuốn lại dùng chung với loại nước chấm được làm từ ớt, tỏi, đậu phụng rang giã nhuyễn và một ít nước mắm Phú Quốc sẽ mang lại cho các một hương vị cay nồng, thơm lừng đến khó quên. Khi thưởng thức bạn sẽ không cảm nhận được mùi tanh của cá mà chỉ thấy mùi thơm của rau rừng, vị béo của dừa và miếng cá thật giòn ngọt.


Hồ tiêu Phú Quốc

Không chỉ nổi tiếng với các món chế biến từ hải sản mà Phú Quốc còn có một loại đặc sản được nhiều du mua về làm quà, đấy là hồ tiêu - nổi tiếng vì vỏ mỏng, hạt chắc, cay và thơm nồng.

Ở Phú Quốc tiêu được thu hoạch theo cách thủ công gồm có 3 loại tiêu: tiêu đen, tiêu sọ, tiêu đỏ. Trong đó tiêu đỏ thơm đậm vị hơn cả.

Tiêu cũng là một loại đặc sản được du khách chọn mua về làm quà với giá khoảng 250 000/ kg.


Ngoài ra du khách còn có thể thưởng thức một số món ăn khác như chả cua, tiết canh cua, rượu sim, hải sâm, món nhum Phú Quốc, bánh canh ghẹ hay các loại hải sản khác như bào ngư, ghẹ Hàm Ninh, còi sò nướng...












Những món ăn ngon và đặc sản ở Đà Nẵng

Đà Nẵng thành phố của những cây cầu, thành phố xanh - sạch - đẹp hấp dẫn du khách bởi nhiều nơi nghỉ dưỡng tuyệt đẹp và nhiều điểm tham quan du lịch hấp dẫn. Bên cạnh đó ở Đà Nẵng còn có nhiều món ngon khó cưỡng và đặc sản phong phú.

Kinh nghiệm du lịch bụi Đà Nẵng 


Món ăn ngon


Mì quãng Đà Nẵng


Mì quãng món ăn đặc sản nổi danh của vùng đất này. Mì Quảng không giống phở Bắc, cũng chẳng giống bún bò Huế hay bún Ốc Hà Nội. Mì Quảng có nhìu loại khác nhau, nào là mì gà, mì tôm, mì thịt, mì trứng, mì bò, mì sứa, mì cá lóc… nhưng hương vị đặc trưng của nó thì không lẫn vào đâu được. Hòa quyện cùng cọng mi trắng ngà, mềm mại là vị thanh ngọt và béo của nước hầm xương, mà người dân địa phương vẫn hay gọi là nước lèo.


Bún chả cá


Nói đến bún chả cá Đà Nẵng thì phần đặc trưng đầu tiên phải nói là chả cá. Để có được một tô bún chả ngon, như ý cần phải biết chọn loại cá ngon, cá tươi sau đó mang về rửa sạch, bào lấy thịt cá, cho vào cối quếch nhuyễn cùng với gia vị như muối, bột ngọt, đường, tiêu…theo một tỉ lệ nhất định tùy thuộc vào bí quyết của người làm chả và quếch cho đến khi nào thịt cá dẻo và tỏa mùi thơm. Sau khi được tạc thành từng miếng lớn, chả có thể đem đi hấp hơi để tạo thành loại “chả hấp” hoặc đem chiên vàng trong dầu nóng, mà người Đà Nẵng gọi là “chả chiên”.


Tiếp đến là nước súp chan vào tô bún, là loại nước được hầm từ xương cá, có thể thêm xương heo hoặc xương bò. Đặc biệt nồi nước súp này luôn luôn có thêm những loại rau củ như cà chua, thơm, su bắp, bí đỏ và măng tươi để tăng thêm vị thanh ngọt và đậm đà cho món bún chả cá.

Bê thui Cầu Móng


Nếu có dịp ngang qua Cầu Mống du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên khi trên con đường quốc lộ, hàng quán bê thui với nhiều đùi bê treo lúc lắc trước hiên rắt bắt mắt, không cầm lòng phải tò mò ghé lại. Mỗi khi có khách, chủ quán cắt một vạc thịt xắt từng lát mỏng, thấy rõ hai tầng thịt chín, tái trông rất hấp dẫn.


Đặc biệt, bê thui ngon hay không phụ thuộc vào mắm và rau sống ăn kèm. Mắm phải là loại mắm cá cơm nguyên con, được chế biến từ những làng chài nổi tiếng ven biển. Mắm đem về được gạn lấy nước, thêm đường, ớt tỏi giã nhuyễn, cùng ít gừng và mè rang thơm vàng rất hấp dẫn.

Mít trộn



Khách đến chơi nhà, không cần phải 'cao lương mỹ vị', ra vườn hái trái mít non vừa tầm (cỡ bắp vế người lớn), chọn trái đều đặn, không sâu, như vậy sẽ ít xơ, ngọt và bùi hơn. Sau khi cắt bỏ phần có cuống khoảng 5 phân, dùng một cây nhọn (nhỏ hơn cán liềm) một đầu đóng vào phần lõi vừa cắt của trái mít, nhằm dễ gọt vỏ. Một tay nắm cọc đã đóng, tay kia gọt vỏ. Sau đó cắt dọc từng miếng nhỏ dày cỡ 3cm, rửa sạch mủ, lạng bỏ cùi mít và bỏ vào nồi nước sôi. Nếu dùng 'xắt phay' thì xắt lớn, trộn sơ với vài cọng rau thơm như rau húng, rau quế… chấm mắm tôm, mắm nêm… tỏi, ớt ăn thật ngon và bùi. Nếu để trộn thì xắt nhỏ.

Gỏi cá Nam Ô



Thưởng thức Gỏi cá Nam Ô có đến hai loại gồm gỏi cá khô và gỏi cá ướt. Cách chế biến của hai “thể loại” này đều có nét tương đồng, chỉ khác một chút ở công đoạn cuối. Bắt tay vào làm món gỏi, người làm thường đặt cá trích còn sống nhảy lên thớt, cắt bỏ đầu, đuôi, xương của cá, chỉ lọc lấy thịt cá. Rửa sạch cá, sơ chế, sau đó ép nhẹ cá, lấy nước nhĩ ra từ những miếng cá tươi nguyên, để vào trong chén chuẩn bị cho công đoạn chế biến nước dùng.

Món ốc hút



Món ốc hút đã trở thành quen thuộc với mọi người, nhất là các bạn trẻ và du khách phương xa. Rảnh rỗi, bạn bè rủ nhau đi “hút ốc”, ngồi bên quán vỉa hè hút ốc bằng tay, miệng và tay dính màu ớt đỏ cay xè, ăn xong lâu rồi vẫn hít hà vị cay. Vậy mà vẫn thích. Sự đậm đà của sả, ớt và gia vị thấm vào từng con ốc tạo nên cái “sự ghiền” cho người ăn.

Bánh bèo - bánh ướt



Từ lâu, bánh bèo, bánh ướt đã trở thành món ăn vô cùng quen thuộc đối với người dân Đà Nẵng bởi sự dân dã, mộc mạc từ nguyên liệu đến hương vị của nó. Người dân Đà thành có thể ăn bánh bèo vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, nó có thể dùng như là món chính hoặc món ăn vặt cho tất cả mọi người.


Bánh tráng thịt heo


Món bánh tráng cuốn thịt heo đang được người dân Đà Nẵng ngày càng ưa chuộng bởi sự hòa trộn tuyệt vời giữa vị, sắc, hương.


Cơm gà Đà Nẵng


Cơm gà thật sự là một món ăn ngon đặc trưng của vùng Quảng Nam-Đà Nẵng, được bán nhiều trên các ngả phố...Với các quán cơm và gánh cơm nổi tiếng như cơm gà bà Bụi, cơm gà bà Minh, cơm gà kiệt Cika ở Hội An hay cơm gà Hồng Ngọc, Hải ở Đà Nẵng... Người ăn đến đây để thưởng thức món cơm gà “chính gốc”, với đầy đủ gà xé, gà rô ti ăn kèm với hành tây, lá chanh, bạc hà, dưa chua đu đủ. Thưởng thức món “cơm gà Hội An” thì bất cứ ai dù kén ăn nhất cũng phải gật đầu khen ngon.


Tré bà Đệ



Dân xứ Huế và Quảng Nam, Đà Nẵng có một món ăn rất riêng, được coi là món ăn nhà nghèo nhưng rất được mọi người ưa thích, đó là tré. Ở Đà Nẵng, tré là một thứ dùng để “lai rai”, là món chua, cay đặc sắc mà nếu ai đó đã từng được thưởng thức cùng những người bạn trên xứ Quảng, hẳn sẽ khó lòng nào quên được.

Bún mắm


Bún mắm gồm 2 thành phần chính đó là bún và mắm. Cũng giống như Mì Quảng, bún mắm được ăn kèm với rau sống tươi, nhưng không cầu kì như của mì Quảng, rau của bún mắm chỉ cần có xà lách, một ít rau húng và sợi đu đủ non bào mỏng. Món bún mắm nêm đã trở nên vô cùng thân thuộc đối với người dân Đà Nẵng. Nó là món ăn đặc sản bình dân mà bạn có thể thưởng thức ở bất cứ nơi đâu trên địa bàn thành phố.


Nộm sứa



Nộm sứa ăn với cơm hay bánh tráng gạo (bánh đa) nướng chín chấm với nước mắm gừng nhâm nhi với ly rượu hay bia thì tuyệt.Hiện nay, món nộm sứa đang bước vào thực đơn các nhà hàng như một món ăn đặc sản miền biển.

Ghẹ rang me



Một đĩa ghẹ màu vàng cam, dưới một lớp nước sốt me đặc quánh và lớp vỏ còn tươi bóng, thịt ghẹ trắng phau lại có vị tươi ngọt khiến không ít người phải “đau dạ dày” với món ăn Đà Nẵng giàu hương vị biển khơi này.

Tôm biển Đà Nẵng


Các món tôm biển Đà Nẵng ở đây với từng thớ thịt săn chắc, giòn ngọt, đều giữ được hương vị đặc trưng của biển Đà Nẵng một cách nguyên vẹn nhất. Bên cạnh đó rất đa dạng và phong phú về cách chế biến.


Du khách sẽ được thưởng thức vị ngọt đầm đà của tôm và hương thơm lừng của tỏi trong món “tôm hấp tỏi” hay vị thơm nồng giòn, mặn của món “tôm đất rang muối”, hoặc thưởng thức vị chua cay, nóng hổi của món “lẫu tôm”. Giờ đây món đặc sản tôm bình dân đã trở thành đặc sản Đà Nẵng mang phong vị riêng không thể thiếu trong danh mục ẩm thực đất Việt.

Mực cơm chiên giòn



Vào nhà hàng, gọi ngay một đĩa cơm chiên giòn, một lát sau bạn sẽ được thưởng thức món ngon Đà Nẵng hảo hạng này. Mùi hương thơm lừng lan tỏa, vị tươi ngọt của thịt mực kết hợp với bột chiên, bạn sẽ có cảm giác hòa quyện giữa sự mềm mại và giòn tan vô cùng thú vị. Đặc biệt món này dùng nóng kèm với tương ớt và và một ít rau quả như cà chua, dưa leo tạo thêm vị tươi mát của món ăn.

Đặc sản mua về làm quà


Bánh khô mè


Bánh khô mè được làm từ bột gạo, bột nếp, đường kính, gừng, và mè. Bột gạo pha với bột nếp được cho vào khuôn, hấp cách thủy, nướng khô, 'tắm' đường, 'tắm' mè... bánh tắm bằng nếp rang gọi là bánh khô nổ, tắm bằng mè thì gọi là bánh khô mè. Bánh ngon có ruột xốp dòn, đường dẻo, mè rang đủ độ chín thơm, lúc bẻ đường kéo thành sợi tơ vàng mảnh, bánh có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật.


Bánh khô là đặc sắc của vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng, nhưng có lẽ bánh khô mè sản xuất tại làng Cẩm Lệ là nổi tiếng thơm ngon hơn cả. Cẩm Lệ ở ngoại ô, cách Đà Nẵng 6 km về hướng Nam, nay thuộc phường Khuê Trung, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Nước mắm Nam Ô


Nằm ngay trên quốc lộ 1, thành phố Đà Nẵng, ở đây có loại nước nắm ngon nổi tiếng. Loại cá làm nước mắm Nam Ô ngon nhất là cá cơm than đánh bắt vào tháng ba. Nước mắm Nam Ô ngon một phần là nhờ chọn thứ muối Cà Ná hạt to để lâu vài ba năm. Muối mang về đổ trên nền xi-măng sạch, khô ráo, để từ năm đến bảy ngày cho chảy hết chất nước đắng, sau đó cho vào chum, vại cất vài năm trước khi đem làm.


Tré bà Đệ


Tré bà Đệ nổi tiếng ở Đà Nẵng từ nhiều thập niên. Và tiếp tục lớn mạnh khi con cái của bà quyết theo nghề của mẹ đã tạo nên sự lớn mạnh thương hiệu này. Dần dần người ta gọi tré Bà Đệ là đặc sản của Đà Nẵng.
Khi đến Đà nẵng du lịch hay thăm chơi và muốn mua một cái gì đó làm quà Tré Bà Đệ là một lựa chọn tuyệt vời đây!


Tré Bà Đệ luôn mở cửa mời khách thập phương đến tham quan, xem trực tiếp quy trình làm tré và cả nếm thử. Mọi người có thể mua tré tại 81, 77 đường Hải Phòng hay ở Phòng cách ly sân bay quốc tế Đà Nẵng.

Đá mỹ nghệ Non Nước


Sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước – Ngũ Hành Sơn hết sức đa dạng và phong phú. Bên cạnh những đồ dùng thông dụng, thô sơ của cuộc sống đời thường như cái chày, cái cối, các bia mộ là những đồ trang sức hết sức xinh xắn, tinh tế, đủ các màu sắc, những đồ dùng trang trí, những vật dụng văn phòng như những chiếc vòng, chiếc nhẫn, chuỗi hạt, những con cóc chặn giấy bằng đá bích vân xanh biếc, những cặp sư tử hí cầu, những con đại bàng sải rộng cánh, những cặp cá thần tiên bằng đá cẩm thạch hồng hoặc thủy mặc, .v.v… 


Chả bò Đà Nẵng


Chả bò là món đặc sản được nhiều du khách khi du lịch tại Đà Nẵng tìm mua. Chả bò Đà Nẵng nổi tiếng cả nước vì hương vị đặc biệt thơm ngon, được làm từ 100% thịt bò tươi, vị ngọt đậm đà, giòn và dai , được làm bằng thịt bò đùi, loại 1, tươi ngon, lọc bỏ hết gân, xay nhuyễn và không trộn thêm bất kỳ nguyên liệu nào khác.


Rong biển Mỹ Khê


Rong biển Mỹ Khê có dạng thon dài, khi ngâm nước loại rong biển này sẽ nở “phổng phao” và có màu xanh nõn. Rong biển có thể chế biến thành rất nhiều món từ nấu canh, hầm xương, xào tôm, xào thịt, làm gỏi, salad, sốt đậu hũ…cho đến nấu chè, nấu thạch. Vị ngọt tự nhiên của nước rong hòa cùng cái ngọt của thịt thì không một loại nước dùng nào sánh bằng. Ngoài ra, rong biển cũng được ướp mặn để giữ tươi, nấu làm nước giải nhiệt tuyệt vời trong những ngày hè nóng bức.


Bò khô - nai khô



Đà Nẵng có nhiều đặc sản quý, nhưng có một đặc sản mà du khách tham quan trên đường về chắc chắn không thể thiếu cho bè bạn người thân. Đó là món khô bò , khô nai, một đặc sản trứ danh của vùng quê này. Những ai đã từng thưởng thức thì khó có thể quên được hương vị mà những miếng khô nai , khô bò đem lại. Thịt bò khô Đà Nẵng đóng gói là thịt bắp bò, nên khi ăn vị thịt bò khô có độ dai và đằm. Thêm chút gia vị đậm chất miền Trung khi ăn vào sẽ cảm thấy mềm mại và đậm đà hương vị ....

Các loại hải sản khô



- Mực một nắng : là đặc sản nổi tiếng của Đà Nẵng. Mỗi lần đến Đà Nẵng , du khách bao giờ cũng nhớ và tìm mua sản phẩm này mang về làm quà. Mực một nắng – món quà nơi “biển xanh, cát trắng, nắng vàng”.Thưởng thức mực một nắng, du khách như cảm nhận vị mặn mòi từ nắng và gió biển, thấm sâu vào từng thớ thịt và lưu lại vị giác nơi biển trời Đà Nẵng.

- Mực khô : là loại đặc sản mà rất nhiều vùng biển của việt nam cố được, nhưng đặc biệt ngon hơn cả đó là mực khô được đánh bắt và phơi tại vùng biển Mỹ Khê – Đà Nẵng. Mực khô được phơi 5 nắng và hoàn toàn khô ráo, thịt rất thơm, ngọt lịm và mềm , ít dai. Món quà đậm đà tình quê.

- Tôm khô : Không chỉ có tiếng trong nước mà hiện nay tôm khô Đà Nẵng đã đặt chân đến các thị trường thế giới.

- Cá khô tẩm : “Cá khô tẩm đặc sản” - Món quà mang về từ biển miền Trung . Cá thu tẩm : Vừa mang vị bùi của những lát cá thu, lại có thêm những vị đặc trưng của gia vị ẩm thực miền Trung rất dễ dàng làm hưng phấn những ly bia mùa hè. Cá thiều tẩm có mùi khô thơm phưng phức hương vị mặn mà của nước mắm, hòa lẫn với chất ngọt dịu của đường, đậm đà nồng cay của tiêu, hòa quyện với hơi nóng của than lửa, tạo thành cảm giác sảng khoái, tuyệt cú mèo mà khó tìm ở vùng nào khác . Hay món cá ngừ đại dương khô rim mè độc đáo với hương vị thơm ngon, béo giòn, đậm đà. Rất thích hợp để ngồi ăn nhâm nhi với bạn bè hay lúc rảnh rỗi, hay món nhậu ngon.


Mắm nêm



Mắm nêm là đặc sản độc đáo của người dân Đà Nẵng , mắm nêm gắn bó với con người qua từng bửa ăn hằng ngày . Có người trong bửa ăn thiếu mắm nêm , cảm thấy ăn không ngon . Mắm nêm là loại mắm đặc sản , nhưng dân dã , gần gủi , dễ làm .Có nhiều chủng loại mắm nêm trên các vùng miền đất nước, nhưng ở mỗi địa phương, mắm nêm lại mang một sắc thái riêng, không lẫn vào đâu được qua cách ăn và món ăn ở đó.


























Chuyên mục văn hoá giải trí của VnExpress

.

© 2017 www.blogthuthuatwin10.com

Tầng 5, Tòa nhà FPT Cầu Giấy, phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: nguyenanhtuan2401@gmail.com
Điện thoại: 0908 562 750 ext 4548; Liên hệ quảng cáo: 4567.