Hiển thị các bài đăng có nhãn ẩm thực 24h. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ẩm thực 24h. Hiển thị tất cả bài đăng

7 món kem siêu hấp dẫn trên thế giới

Kem là món ăn khoái khẩu vào mùa hè, nhưng thật tuyệt khi bạn được thưởng thức những món kem đặc biệt vào mùa đông.

Dưới đây là 7 món kem siêu hấp dẫn trên thế giới với hương vị tuyệt vời và cách trang trí cực dễ thương.

1. Kem bia Tiger, Singapore


Kem bia Tiger là món kem được sáng tạo bởi Stanley Kwok – một người cực kì yêu thích bia Tiger. Kem bia Tiger có vị đắng nhẹ của bia và có hương cam, quýt, ngoài ra còn có các hương vị khác như teh-tarik, với hương vị này kem có mùi rất thơm và ít ngọt. Với 2,8 đô la Singapore bạn sẽ có được 1 viên kem bia Tiger.

2. Kem trầm hương, Salaha, Oman


Kem trầm hương có hương vị của trầm, phảng phất vị thơm nhè nhẹ của thông, bạc hà. Đây là món kem khiến người ta nhớ đến Giáng Sinh. Món kem này được bạn vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng chín tại Hafar Souk Salahar, khu chợ trầm hương lớn nhất Dhofar.

Món kem này được sáng chế bởi Trygve Harris – một người sống ở Dhofar, và Harris đã rất nổi tiếng với món kem này. Cô chế biến món kem này từ nguyên liệu là tinh dầu chưng cất từ nhựa cây trầm hương mọc gần bãi biển Mugsayl.

3. Patbingsu, Seoul

Đây là món kem được làm từ đậu đỏ, sữa đặc, trái cây tươi, kem và ngủ cốc, là món ăn đặc trung vào mùa hè ở Hàn Quốc.


Ngoài ra món kem này còn được biến tấu với các nguyên liệu là bí ngô, dứa, kẹo dẻo.

4. Gelato Olive, Tuscany


Món kem này có hương vị cổ điển của Stracciatella (một loại kem nổi tiếng của của đất nước Italy được làm từ nguyên liệu là kem tươi, trứng, sữa, chocolate). Nhưng món kem này được bào chế từ nguyên liệu đặc biệt là dầu oliu, trái cây theo mùa, pho mát, panaforte và một loại sữa đặc sản của vùng Maremma.

5. Kem pho mát Cheddar, Seattle


Kem này có hương vị ngọt ngào của pho mát cheddar kết hợp với kem. Món kem này được bán tại của hàng Molly Moon’s Homemade Ice Cream ở Seattle.

6. Kem Halva (kẹo hạt hướng dương), Tel Aviv

Món kem này được chế biến từ thành phần là hạt hướng dương, kem tươi, mật ong. Món kem này có vị giòn giòn của hạt hướng dương và vị lành lạnh của lớp kem mát lạnh.

7. Spaghettieis, Đức


Món kem này được cấp bằng phát minh ở Đức. Kem này được đưa qua máy xay, cách chế biến món này từa tựa như trong xưởng sản xuất mì ống, kem được tạo hình thành sợi mì, rưới siro dâu tây, quả mâm xôi, bên trên có thêm chocolate trắng hoặc dừa nạo lên trên.

Bật mí 10 mẹo vặt nhà bếp hữu ích cho chị em

Với 10 mẹo vặt hữu ích sau đây công việc nhà bếp sẽ trở nên hết sức nhàn nhã và nhanh gọn.Bạn muốn lấy những hạt ngô ra khỏi bắp mà không phải tẽ hoặc bị văng ra ngoài? Hãy dùng một chiếc bát úp ngược đặt vào trong một tô lớn rồi dựng đứng bắp ngô lên xoay tròn và thái dọc nhé. Như vậy bạn sẽ không phải lo ngô bắn ra tung tóe nữa.


Cầm ngược rau xà lách hoặc bắp cải, úp xuống và đập mạnh xuống thớt là bạn có thể lấy được lõi của chúng. Lưu ý là bạn nên giữ hai tay hai bên phần lá rồi đập để tránh lá bị dập. Với cách này bạn có thể sử dụng với lá dày như bắp cải nhé. 


Việc ngâm mì ống trong một túi kín và để qua đêm sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian nấu một cách đáng kể. Sẽ chỉ mất khoảng 60 giây nhúng vào nước sôi là bạn có thể trộn ngay mì với phần sốt. Sợi mì mềm tơi rất ngon.


Nhiều bà nội trợ lúng túng với việc lấy hạt bơ ra khỏi phần thịt quả. Mẹo hay cho bạn là có thể dùng dao cắm vào phần hạt rồi rút ra một cách dễ dàng.


Đặt một chiếc khăn ăn hoặc khăn giấy xuống dưới mặt phẳng rồi đặt thớt lên trên sẽ giúp cố định thớt, tránh trơn trượt trong quá trình bạn thái, chặt.


Với những quả cà chua bi, bạn muốn làm salad hay xào nấu, có một cách rất đơn giản để thái đôi chúng: xếp tất cả vào một chiếc đĩa, úp thêm một chiếc đĩa khác lên trên, dùng dao dài cắt ngang ở ngay phần tiếp nối 2 đĩa, sau vài giây bạn đã có một đĩa cà chua được thái làm đôi rồi.


Làm đông lạnh miếng thịt cần sơ chế để thái lát được dễ dàng hơn. Cho miếng thịt cần sơ chế vào ngăn đá tủ lạnh bất kể đó là thịt bò, lợn, gà khoảng 45 đến 60 phút sẽ giúp cho việc thái lát dễ dàng hơn rất nhiều. Phần nước bên trong miếng thịt khi đông thành đá sẽ giúp cho miếng thịt cứng lại.


Bóc tỏi không phải là công việc khó khăn nhưng khi bóc xong, mùi tỏi ám vào tay khiến chị em e ngại. Vì thế, để khắc phục, bạn có thể dùng hai chiếc bát nhỏ bằng kim loại, hoặc dùng bình lắc pha chế mà bạn vẫn dùng để pha nước uống. Vô cùng đơn giản, bạn tách các tép tỏi, cho vào bát, dùng nắp đậy lại và lắc thật mạnh, kết quả bạn sẽ có được những tép tỏi rời vỏ sạch sẽ.


Việc dùng dao gọt vỏ kiwi sẽ mất thời gian và không đảm bảo vệ sinh bằng cách cắt đôi trái kiwi ra rồi dùng thìa múc từng miếng để ăn.


Tách lòng đỏ trứng ra khỏi lòng tráng dễ dàng bằng vỏ chai nhựa rỗng. Bạn chỉ cần mở nắp chai, bóp thân chai và từ từ đưa miệng chai lại gần lòng đỏ trứng. Thả tay đang bóp thân chai để không khí hút lòng đỏ vào trong chai. Cuối cùng đưa miệng chai sang đĩa còn lại, bóp nhẹ, lòng đỏ trứng sẽ trôi xuống đĩa.


Theo ngoisao.net

Rủ nhau thưởng thức 'bà Hoàng ốc' sang chảnh ngày gió mùa

Với loại ốc "khủng" này, phải "chiêu mộ" vài người ăn mới có thể hết được một con.Lần đầu tiên nhìn thấy món ốc có cái tên quyền quý này - ốc hoàng hậu, chắc chắn nhiều khách “hốt hoảng”. Con ốc to hơn cả chiếc đĩa đựng, tưởng như nuốt chửng bất kỳ món ăn nào đặt kế bên. Nhưng quán bê nguyên một con ra như vậy chỉ để “hù” khách và thể hiện sự hoành tráng. Thực tế, ốc to nên đã được thái nhỏ rồi xào xáo thành món ăn, sau đó mới đặt lại vào vỏ cho đẹp mắt.


Điểm vượt trội của ốc hoàng hậu là thớ thịt dày, giòn, khá thơm tương tự như ốc giác, ốc khế nhưng đã miệng hơn nhiều. Bởi dù có thái nhỏ thì vẫn miếng nào ra miếng nấy, khách được cảm giác ngập răng khi ăn.

Ốc to nên phải chia ra làm vài món cho đỡ nhàm. Ở quán này, người ta thường chế biến ốc hoàng hậu thành món nướng và xào sa tế. Món nướng được nhiều khách thích hơn. Ốc thái nhỏ rồi tẩm ướp khéo, bỏ lại vào vỏ, sau đó mới nướng thơm phức, nhờ vậy món vừa thơm mùi nướng vừa giữ nguyên được vị ngọt chất vốn có.

Món xào sa tế kén khách hơn, song nếu ai biết ăn cay chắc cũng rất “khoái”. Thịt ốc giòn sần sật lại thơm nhờ được gia giảm nhiều và vị sa tế rất dễ gây nghiện, khách nào miệng xuýt xoa nhưng tay vẫn không ngơi được.




Điểm trừ là giá cho “bà hoàng ốc" này khá chát, thấp nhất là 500.000 đồng/con. Vì vậy, chỉ khách sành điệu hoặc nhóm đi đông mới dám ăn sang như thế. Còn nếu chưa chịu chi, đến đây, khách còn có thể gọi khá nhiều món ốc thú vị, lạ miệng khác, giá vừa phải hơn, cũng được quảng cáo là đặc sản Nha Trang.

Chẳng hạn, ốc vú nàng là món bạn nên dùng thử. Ốc vú nàng ở Hà Nội thường chỉ bán trong các tiệm sang chảnh, quán bình dân như ở đây rất ít. Ốc vú nàng thịt giòn, ngọt, cũng xếp vào nhóm đặc sản, giá khoảng 30.000 đồng/con.




Hay ốc bàn tay là món nhìn rất kì dị - vỏ dày, trông như có 5 ngón tay chĩa ra. Thịt ốc bàn tay có cả phần mềm bùi lẫn phần dày dai, được chế biến theo kiểu nướng mỡ hành. Ốc to nên giá tương đối đắt, 50.000 – 70.000 đồng/con.

Thêm một loại ốc có cái tên lạ lùng nữa là ốc tai tượng. Chỉ một con thôi cũng có giá 100.000 đồng nhưng theo chủ quán, ốc tai tượng vừa ngon vừa hiếm. Ốc tai tượng nướng mỡ hành là đúng điệu và dễ thưởng thức nhất.

Riêng ốc sư tử đảo là món đắt xắt ra miếng. Con ốc rất to, cũng giống như ốc hoàng hậu, phải lấy ra xắt thành miếng nhỏ rồi mới bỏ vào trong vỏ nướng lên. Thịt ốc sư tử đảo ngọt, giòn không bị dai, nhìn chung ăn rất đã miệng.




Đây có thể nói đều là những món ốc đặc biệt và đắt đỏ nhất của quán. Nhưng tiệm hướng đến phong cách bình dân nên thức chủ đạo vẫn là các món phổ biến như ngao, sò, tôm, mực, tu hài, ốc bông, cút lộn xào me… có mức giá khoảng 50.000 – 60.000 đồng/món.

Điểm cộng của quán là đồ ăn phong phú, có cả chỗ ngồi ấm áp trong phòng lãn vỉa hè gió mát cho khách lựa chọn. Tiệm còn phục vụ cả lẩu hải sản nên rất thích hợp ngồi nhâm nhi lai rai, nhất là khi tiết trời Hà Nội bắt đầu có những đợt gió mùa se lạnh tràn về.

Địa chỉ: 73 phố Hoàng Quốc Việt và số 8 ngõ 135 phố Đội Cấn, Hà Nội.

Top 7 món ăn ngon nổi tiếng của nước Nga

Nước Nga không chỉ có con sông Vonga êm đềm, hàng bạch dương và những con người luôn cởi mở nồng hậu, mà nước Nga nổi tiếng với rất nhiều lễ hội đặc sắc và có truyền thống ẩm thực hết sức đa dạng, phong phú.

Dưới đây là top 7 món ăn ngon nổi tiếng của nước Nga.

Thịt nướng Shashlik

Thịt nướng Shashlik là món ăn có truyền thống lâu đời nhất ở Nga. Người Nga thường dùng món Shashlik kèm với món rượu vang của Nga. Nhờ được nướng trên than hồng không khói nên thịt nướng Shashik lại mang hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Thịt được cắt thành từng miếng sau khi ướp thịt sẽ được xiên vào những chiếc que cùng với rau củ thành những xâu đặt trên vỉ nướng của lò than. Shashlik thường được ăn nóng hay để nguội đều rất ngon.


Soup lạnh Okroshka

Món soup Okroshka thường được ăn lạnh, đây là món ăn rất bổ dưỡng và rất tốt cho dạ dày. Với những thành phần chính như nước, các loại rau củ xắt nhỏ, kvass và trang trí bằng kem chua.


Soup củ cải đỏ

Soup củ cải đỏ là một trong những món ăn truyền thống đặc trưng của Nga với thành phần chính là thịt bò và củ cải đỏ, lá nguyệt quế, rau thì là, sốt kem chua. Có một số người thường ăn thêm thịt, nấm hoặc lúa mạch. Món này thường được ăn lạnh vào mùa hè và ăn nóng vào mùa đông.

Bánh Blini

Bánh Blini được bày bán trên nhiều con phố ở Nga, đây là một lại bánh mỏng được làm từ lúa mì, kiều mạch và bột yến mạch. Món bánh này đặc biệt hoàn hảo khi kết hợp với các loại nhân khác nhau như mứt, phô mai, siro chocolate. Bánh Blini không thể thiếu trong các nhà hàng Nga và rất phổ biến trong lễ hội mừng năm mới Maslenita của đất nước này.

Salad Nga

Salad Nga không chỉ là món ăn nổi tiếng của Nga mà còn là một món ăn được yêu thích trên toàn thế giới và có mặt trong hầu hết các thực đơn nhà hàng. Salad Nga được làm từ trứng, khoai tây, dưa chua, cà rốt, xúc xúc thái hạt lựu và trộn với mayonnaise. 

Bánh Pelmeni

Món bánh Pelmeni là món ăn quen thuộc nổi tiếng của người Nga, được rất nhiều khách du lịch quốc tê tán dương. Đây là một loại bánh bao truyền thống gồm thịt và hành được gói trong bột và đem luộc. Tục lệ quan trọng của người Nga là tục nặn “chiếc pelmeni hạnh phúc”. Nếu đó là một chiếc bánh nhân rau nghĩa là có niềm vui, một chiếc nhân ớt thể hiện tình yêu sắp đến, còn đồng xu là tượng trưng cho sự giàu có.

Bánh mì

Bánh mì là món ăn luôn có trên bàn ăn của người Nga. Và bánh mì Nga còn mang một ý nghĩa thật sâu sắc là người Nga luôn dành món bánh mì và muối để tiếp những vị khách đặc biệt. Bánh mì dùng để ăn kèm với những món ăn như thịt bò, thịt heo hay với bơ và mứt. Theo người Nga thì bánh mì đen được xem là cha ruột của mỗi người. Điều quan trọng khi làm bánh mì đen là phải mua được bột mì đen chứ không phải bột mì vàng như bình thường, còn lại là tùy thuộc vào công thức ở mỗi nơi mà có cần ủ chua hay không.


Nếu bạn có cơ hội đến với đất nước Nga, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những món ăn truyền thống nổi tiếng. Chắc chắn bạn sẽ phải trầm trồ bởi sự đa dạng cũng như hương vị lôi cuốn và hấp dẫn khó quên.

Kinh nghiệm chọn mua cá khô

Cá khô là thực phẩm quen thuộc, được nhiều người ưa thích bởi tính tiện dụng khi cất trữ và đơn giản khi chế biến thành nhiều món ăn ngon.

Kinh nghiệm chọn mua cá khô

Khi mua cá khô, cần lựa kỹ cả về màu sắc, độ khô cứng, mùi vị để tránh mua nhầm những con không còn tươi ngon trước khi ướp muối hoặc cá khô đã bảo quản quá lâu.


- Cảm quan: Cá nguyên con, vây còn nguyên vẹn. Với cá phi lê thì da cá dính sát vào thịt, không bị tróc rời.

- Màu sắc: Màu cá tươi sáng, không bị xỉn màu. Thịt cá vàng trong hoặc trắng hồng tự nhiên. Màu vàng quá hoặc trắng quá đều không tươi ngon, có thể do cá bị lên dầu, bị tẩy trắng bằng hóa chất hoặc nhiễm nấm mốc. Cá khô bám muối cũng trắng, nhưng khi sờ vào thấy nhám tay.

- Độ khô: Mình cá khô ráo, sờ vào không có cảm giác dính. Bóp vào cá thấy chắc, sớ thịt không nhão.

- Mùi vị: Cá có mùi thơm đặc trưng, tanh nhẹ. Không mua loại khô có mùi hôi lạ hay mùi chua, có thể do quá trình chế biến chưa kỹ hay bảo quản không tốt.

Giảm độ mặn của cá

Cá khô được ướp muối để bảo quản lâu nên có vị rất mặn, vì vậy, cần làm giảm độ mặn của cá trước khi chế biến, giúp món ăn ngon miệng hơn. Có nhiều cách để xử lý cho cá khô đỡ mặn:


- Ngâm trong nước vo gạo: Chỉ cần ngâm cá khô trong nước vo gạo khoảng 30 phút, sau đó vớt ra rửa sạch rồi chế biến.

- Ngâm trong nước muối pha loãng: Nước muối loãng và ấm cũng giúp trung hòa vị mặn của cá khô. Ngâm khoảng 30 phút rồi rửa thật sạch trước khi nấu. Nếu cá vẫn chưa hết mặn, có thể đổ nước đi và ngâm lại lần nữa.

- Ngâm trong nước chanh pha loãng: Ngâm cá trong nước ấm có pha nước cốt chanh độ 30 phút. Tuy nhiên, chanh có vị chua, dễ làm thay đổi vị cá khi chế biến nên đừng pha quá chua.

Với những loại cá khô mình mỏng hoặc chứa nhiều mỡ như cá tra, cá dứa…, thường chỉ ngâm trong nước độ năm-mười phút, không nên ngâm quá lâu, cá sẽ bị bở.

- Nấu sơ trong nước sôi: Ngâm cá khô trong nước nóng khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại, nếm thử phần thịt cá bên trong, nếu vẫn còn mặn thì thả cá vào nồi nước nóng ngập mặt rồi bắc lên bếp đun sôi chừng 15 phút, vớt ra để ráo, cá sẽ giảm mặn rất nhiều.

- Ngoài ra, có thể dùng đường và giấm hoặc sử dụng xốt cà chua để nêm nếm cá khô làm món ăn có vị chua ngọt, vị mặn sẽ không còn gắt.

Bí quyết lựa, khử mùi và chế biến các loại thịt

Muốn món ăn thơm ngon, bạn cần biết cách lựa thịt, khử mùi và chế biến khéo léo. Dưới đây là những bí quyết để có một món thịt thơm ngon đúng điệu dành cho các bà nội trợ.

* Lựa thịt tươi ngon

Với tất cả các loại thịt, cần chú ý quan sát:

- Cảm quan bên ngoài: Thịt tươi sẽ có màng ngoài khô, không bị nhớt. Về màu sắc, thịt bò ngon có màu đỏ tươi, thịt trâu có màu đỏ thẫm, nếu không khéo dễ lầm thịt trâu với thịt bò. Riêng thịt heo tươi có màu hồng sáng, thịt gà màu vàng sáng. Không lựa những miếng thịt có màu tái xanh, hơi thâm và có mùi khó chịu.



- Độ đàn hồi: Miếng thịt tươi có độ đàn hồi cao, dùng ngón tay ấn vào miếng thịt, khi buông ra không để lại vết lõm. Miếng thịt ôi vết lõm không biến mất và tay có cảm giác bị dính.

- Vết cắt: Thịt tươi thớ thịt săn chắc, khi cắt vết cắt bình thường, màu sáng, thịt khô, dẻo và dính vào dao, nhất là thịt bò; trong khi thịt ôi có vết cắt màu tối và hơi ướt.

- Mỡ: Thịt bò có lớp mỡ màu vàng và cứng, trong khi thịt heo chỉ nên lựa mua miếng thịt có lớp mỡ trắng trong. Thịt heo có mỡ vàng là heo bệnh. Với thịt gà, mỡ màu vàng tươi là thịt ngon.

- Da: Da heo mỏng, dính liền với thịt. Da gà vàng là thịt ngon, cần phân biệt màu vàng tự nhiên với màu vàng do đã ngâm hóa chất.

- Tủy xương: Thịt tươi sẽ bám chặt vào thành xương, thịt ôi xương tủy dễ long ra.

- Thớ thịt: Thớ thịt tươi trông săn chắc, không bị nhão. Thịt bò có thớ nhỏ, mềm mịn và gân trắng nhỏ. Thịt trâu có thớ thịt lớn hơn.

* Khử mùi hôi ở thịt

- Thịt heo ít có mùi hôi nên chỉ cần xát qua ít muối rồi rửa sạch là được. Tuy nhiên, nếu mua phải loại heo có mùi hơi nặng, chỉ cần luộc thịt trong nước sôi khoảng ba phút rồi rửa sạch mới chế biến, thịt sẽ hết mùi hôi. Trong lúc nấu, thường xuyên vớt bọt cũng giúp thịt không hôi.


- Thịt cừu có mùi đặc trưng, đôi khi rất khó chịu, vì thế bạn có thể sử dụng rượu sakê và gừng để khử bớt mùi. Ngoài ra, có thể dùng rượu sakê rưới trực tiếp lên thịt cừu, sau đó bóp nhẹ hoặc ngâm thịt cừu trong rượu khoảng 15 phút, xả sạch lại bằng nước.

- Thịt bò có mùi gây nên nhiều người thấy khó ăn hơn thịt heo. Có thể khử mùi bằng cách nướng củ gừng, cạo lớp vỏ cháy, giã nhuyễn rồi xát lên thịt bò, sau đó rửa sạch. Hoặc sau khi rửa sạch, dùng rượu để rửa lại.

- Thịt vịt rất hôi nếu không biết khử mùi đúng cách. Cắt bỏ phần phao câu cho nhẹ bớt mùi. Sau khi rửa muối và xả sạch, thoa hỗn hợp rượu và gừng giã nhuyễn vào bên trong lẫn bên ngoài, để khoảng 20 phút rồi xả sạch, mùi hôi sẽ biến mất. Khử mùi hôi thịt gà cũng tương tự. Ngoài ra, khi nấu thịt gà hoặc vịt, cho củ gừng đập giập vào món ăn sẽ rất thơm.

- Thịt dê có mùi gây. Cắt thịt thành miếng rồi cho vào nồi nước nóng, thêm một ít bã rượu. Cứ 500g thịt dê thì 500g nước và 25g bã rượu. Nước sôi vớt ra, thịt dê đã hết mùi gây. Cũng có thể rửa sạch thịt dê bằng nước nóng, cắt thành những miếng to rồi cho một lượng hương liệu vừa phải (hồi, quế, hồ tiêu...) vào và luộc tới lúc sôi.

* Chế biến thịt

Tùy theo sở thích người ta lựa chọn thịt để chế biến, tuy nhiên có những món ăn khác nhau phù hợp với những loại thịt khác nhau, nếu chọn nhầm, món ăn sẽ không ngon.

- Món xào: Thường nấu nhanh nên thích hợp với thịt nạc mềm không mỡ. Xào thịt heo hay thịt bò sẽ ngon hơn xào với thịt gà, thịt vịt. Thịt bò dùng thăn hay đùi đều được.

- Món kho: Thịt có chút mỡ hay xương sẽ làm món kho thêm đậm đà. Thịt heo có thể dùng nạc dăm, ba rọi, thịt đùi hay sườn đều ngon. Thịt bò nên dùng nạm hoặc bắp.


- Món nướng: Sườn nướng dù là thịt heo hay thịt bò đều thơm ngon, riêng thịt gà thì nên chọn đùi hay cánh, vì béo hơn những bộ phận khác.

- Món hầm: Do nấu lâu nên những loại lâu mềm như: xương, đuôi, đùi, bắp, gân đều làm cho món hầm ngon tuyệt.

- Món quay: Món quay rất thích hợp với các loại gia cầm như gà, vịt, chim cút, bồ câu… Thịt bò thường không được dùng trong các món quay.

Tự tay làm bánh trung thu ngàn lớp với giá 85.000


Gần đến rằm tháng tám,cửa hàng handmade trên phố Chùa Bộc (quận Đống Đa, Hà Nội) mở dịch vụ tự làm bánh trung thu. "Học phí" cho mỗi suất là 85.000 đồng, thu hút nhiều bạn trẻ. Khách đến đây được học cách làm bánh trung thu và có thể mang về.


Với mức "học phí" 85.000 đồng, khách sẽ được làm 4 bánh nướng, hoặc 3 bánh trung thu ngàn lớp loại vừa, 6 bánh dẻo loại nhỏ. Ngoài ra, khách đến còn tự làm bánh gato, bánh quy... theo các khuôn khác nhau. 


Nguyên liệu làm bánh khá cầu kỳ. Vy Tuấn Anh - chủ quán - cho biết, để bánh cho màu đẹp, cần phải chuẩn bị nước đường từ hơn 6 tháng trước. Ngoài ra, bột và màu, nhân bánh phải chuẩn bị kỹ lưỡng.


Bột tạo màu cũng được nhập từ Mỹ, với giá hơn 85.000 đồng/hộp nhỏ. Tuấn Anh cho biết, để có thể hướng dẫn khách hàng một cách chi tiết, cả nhóm gồm 8 thành viên phải mất 2 tuần lên học cách làm bánh của một nghệ nhân trên phố Hàng Đường.


Dịch vụ dạy làm bánh vào mùa trung thu tại Hà Nội thu hút nhiều khách, đặc biệt là các bạn trẻ. Mới mở được 6 tháng nay nhưng tiệm bánh này luôn đông khách. “Gần đến Trung thu, vào dịp cuối tuần hay ngày rằm khách đến học đông, phải hơn 40 khách/ngày", Tuấn Anh cho biết. Khách đến quán học làm bánh thường theo cặp đôi hoặc theo nhóm, rồi cùng thưởng thức hoặc mang về làm quà tặng. Với công thức làm bánh được viết chi tiết, khách đến có thể lựa chọn làm bánh với nhiều kích thước, mẫu mã khác nhau dùng cho sinh nhật hay làm quà tặng. 



Giá tiền được tính theo suất hoặc số lượng bánh khác nhau. Bánh dẻo loại to 40.000 đồng/chiếc, bánh dẻo loại nhỏ 16.000 đồng/chiếc. Khách đến học sẽ được hướng dẫn một cách tỉ mỉ và chi tiết. 


Khách hàng được tự làm, nướng bánh và chiêm ngưỡng những chiếc bánh do chính tay mình làm khi ra lò. 


Bánh trung thu đẹp mắt và hấp dẫn không kém gì ngoài tiệm. 


Mỗi chiếc bánh có hình thù khác nhau tùy sở thích của người nặn bánh. 


Bánh trung thu ngàn lớp là một trong những loại được nhiều người chọn làm. Gọi là bánh ngàn lớp vì vỏ bánh tuy sử dụng đúng công thức của bánh nướng bình thường nhưng lại được cán thành các lớp quyện vào với nhau. Khi nướng xong và tách ra, chiếc bánh sẽ có vỏ chia thành từng lớp, từng lớp một. nó sẽ thành từng lớp, từng lớp một. 


Nhiều bạn trẻ thích thú chụp ảnh khoe bánh tự làm trên trang cá nhân. Thành quả 2 suất bánh trung thu ngàn lớp và bánh dẻo tự làm của khách giá có 170.000 đồng. 


Ngọc Bảo, sinh viên một đại học ở Hà Nội cho biết, ngày cuối tuần rảnh rỗi cùng cô bạn thân đến học làm "nữ công gia chánh". Lần này Bảo đến học làm bánh dẻo và bánh trung thu ngàn lớp. "Tuần sau, nhất định sẽ nquay trở lại quán học cách làm bánh trung thu con giống 12 con giáp làm quà tặng người thân", Bảo chia sẻ. 


Bánh trung thu hình con giống giá 16.000 đồng/chiếc là một trong những loại được chọn làm nhiều tại lớp học này.

Chuyên mục văn hoá giải trí của VnExpress

.

© 2017 www.blogthuthuatwin10.com

Tầng 5, Tòa nhà FPT Cầu Giấy, phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Email: nguyenanhtuan2401@gmail.com
Điện thoại: 0908 562 750 ext 4548; Liên hệ quảng cáo: 4567.